"Hảo ngọt", bộ phận nào của cơ thể phải chịu trận nhiều nhất?

Thói quen ăn nhiều đường của người Việt được thể hiện qua sở thích uống nước ngọt, ăn đồ ngọt thậm chí sữa của trẻ nhỏ cũng ngọt hơn bình thường.

Ảnh minh họa.


Những "siêu nhân" nghiện đồ ngọt


Bé Nguyễn Thành Khang 4 tuổi ở Trung Hòa, Cầu Giấy nặng 32 kg, cháu Khang có thể tự mình ăn hết chiếc bánh gato size 16 cm trong sự ngỡ ngàng của cha mẹ.

Mẹ của Khang cho biết, từ lúc 1 tuổi Khang đã thể hiện là cậu bé thích ăn đồ ngọt. Các loại hoa quả, bánh kẹo có vị ngọt đều làm cậu bé háo hức và đến nay nếu uống sữa không có đường Khang sẽ không uống. Cậu phải sử dụng đồ uống có đường.

Biết con rơi vào tình trạng béo phì nhưng để giảm béo cho con vô cùng khó khăn.

Chị Đỗ Thị Kim Oanh – 36 tuổi ở Hà Đông, Hà Nội cao 1m55 nặng 73 kg. Chị Oanh ý thức được cân nặng của mình nhưng chị cũng là tín đồ của đồ ngọt. Tất cả các loại bánh kẹo ngọt đều hút hồn chị. Nhiều lần giảm cân đều thất bại vì thiếu đồ ngọt chị thấy người mình không được tỉnh táo.

Chị Oanh kể, khi nào stress hay làm việc không hiệu quả, chị Oanh lại làm cái bánh ngọt hay cái kẹo là tỉnh táo hơn. Không chỉ sử dụng bánh kẹo ngọt mà nước ngọt đóng chai, mật ong cũng là thứ thực phẩm chị yêu thích.

Tác hại của đường


Theo TS Trương Hồng Sơn – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, bình thường máu của chúng ta chứa một lượng đường cần thiết khoảng 0,8-1.2g/l, dưới dạng glucose. Glucose sẽ bị đốt cháy hay dự trữ trong tế bào để cung cấp năng lượng cho các cơ quan khi cần thiết.

Đường được tiêu hóa và hấp thu vào máu, nhưng để vào được bên trong tế bào nó cần có hormone insulin - đây là hormone được sản xuất và điều hòa bởi tuyến tụy. Nếu hormone insulin không đủ hoặc hoạt động không hiệu quả, glucose sẽ không vào bên trong tế bào được sẽ tích lũy trong máu.

TS Sơn cho biết nếu lượng đường >1,8g/l nó sẽ bị thải qua nước tiểu. Mặt khác, những tế bào bị thiếu glucose sẽ phải dùng những chất đốt dự trữ khác. Khi ăn nhiều đường, uống nhiều nước ngọt, ăn nhiều kẹo, bánh ngọt, đường được hấp thụ vào máu rất nhanh, đường huyết tăng đột ngột, khiến tụy phải hoạt động nhiều (tuyến tụy giải phóng insulin để điều chỉnh đường huyết).

Nếu sự kiện này diễn ra liên tục, trong thời gian dài, đặc biệt là ở người cao tuổi, tụy hoạt động quá tải sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, khi ăn quá nhiều đường, đường sẽ được hấp thu tại ruột non, đi vào hệ tuần hoàn và tới thẳng gan. Gan là cơ quan duy nhất có thể chuyển hóa phân tử đường.Nếu lượng đường tiêu thụ vượt quá khả năng chuyển hóa của gan, thì gan sẽ không còn cách nào khác là chuyển hóa lượng đường thừa này thành chất béo.Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy, khi gan chuyển hóa đường thành chất béo và gan bị phơi nhiễm với chất béo sẽ gây ra tình trạng kháng insulin.

Tình trạng này có thể dẫn đến các bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ và hội chứng chuyển hóa. Hội chứng chuyển hóa là một hội chứng bao gồm các bệnh như tiểu đường tuýp 2, cao huyết áp, các vấn đề về chất béo, bệnh tim mạch, ung thư hoặc mất trí.

Theo TS. Sơn, việc sử dụng đường cần trong chế độ vừa phải. Đối với phụ nữ không nên ăn quá 6 thìa cà phê đường mỗi ngày và nam giới không nên ăn quá 9 thìa, trẻ em thì chỉ dừng ở mức tối đa 4 thìa/ngày.

Cần có thói quen đọc thành phần sản xuất chứa đường trên nhãn để thấy hàm lượng đường trên các sản phẩm như thế nào. Ngoài ra, TS Sơn khuyến cáo người dân cũng không nên quá tin vào các nhà sản xuất khi các công ty thực phẩm cũng có thể tuyên bố sản phẩm của họ không có đường tinh luyện nhưng không có nghĩa là nó không có đường. Tên gọi của một số loại đường hóa học thường được sử dụng có thể là aspartame, Saccharin, Sucralose, Acesulfame kali.

Tuy nhiên, rất khó để thể nhận ra sự hiện diện của đường trong nước sốt, gia vị, trong món salat trộn, và các thực phẩm đóng hộp khác. Do vậy, nếu muốn hạn chế tiêu thụ đường, ngoài chú ý đến những nguồn thực phẩm cung cấp đường phổ biến như bánh kẹo, nước ngọt thì cũng nên chú ý tới các loại gia vị, sốt được sử dụng khi nấu nướng.

K. Chi

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !