Gợi ý viết thư UPU lần thứ 47: Lá thư đến từ tương lai

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU đã bước sang mùa thứ 47. Dưới đây là gợi ý bài viết thư “Hãy tưởng tượng bạn là một lá thư du hành xuyên thời gian. Bạn muốn gửi gắm điều gì tới người đọc?”

Chào những công dân thế kỷ 21

Ta là lá thư đến từ thế kỷ 30. Ta quay ngược thời gian trở về trái đất những năm 2000 để nhắc nhở loài người về những gì con người phải đối mặt với dịch bệnh toàn cầu.

Các bạn hẳn cũng biết, với sự phát triển ngày một nhanh, ngày một hiện đại, việc di chuyển ở tầm quốc tế ngày càng tăng trên toàn cầu, đi kèm với đó là quy trình đô thị hoá và khí hậu thay đổi có thể khiến các vi khuẩn có khả năng lan từ nước này sang nước khác nhanh hơn rất nhiều so với trước đây.

Tháng 5 năm 2015, từ một ca nhiễm MERS-Cov tại Hàn Quốc, chỉ trong vòng 2 tháng, tổng số ca nhiễm MERS-CoV trên thế giới là 1368 ca, trong đó có 488 ca tử vong tại 26 nước: Ả Rập Xê Út,  Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Qatar, Oman, Jordan, Kuwait, Yemen, Lebanon, Iran, Anh, Pháp, Tunisia, Italy, Hy Lạp, Ai Cập, Mỹ,  Hà Lan, Algeria, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan.

Tiếp sau đó là Ebola, căn bệnh nguy hiểm do virus gây tử vong cao ở người với tỷ lệ tử vong lên đến hơn 90%. Dịch bệnh Ebola xuất hiện lần đầu tại Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 1976. Năm 2017, châu Phi lo ngại trước nguy cơ quay trở lại của dịch bệnh Ebola khi có 3 người tử vong do virus Ebola ở khu vực đông bắc Cộng hòa Dân chủ Congo.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đây là đợt bùng phát Ebola thứ 8 tại Congo và là đợt đầu tiên trong 3 năm trở lại đây, xảy ra tại khu vực hẻo lánh thuộc tỉnh Bas-Uele, giáp biên giới với Cộng hòa Trung Phi.

Giai đoạn 2014-2015, đợt bùng phát dịch bệnh Ebola tại khu vực Tây Phi được coi là lớn nhất và phức tạp nhất, cướp đi sinh mạng gần 11.300 người trong tổng số hơn 18.000 trường hợp bệnh, đặc biệt là ba quốc gia Guinea, Liberia và Sierra Leone. Hiện chưa có vắc xin phòng căn bệnh nguy hiểm này.

Một trong những loại bệnh khác mà đến nay vẫn chưa có vắc xin là sốt xuất huyết và Zika. Đặc biệt, bệnh sốt xuất huyết Dengue vẫn là vấn đề y tế công cộng nan giải trên toàn cầu và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá là một trong những bệnh do véc tơ truyền quan trọng nhất. Hiện bệnh đang lưu hành trên 128 quốc gia với khoảng 3,9 tỷ người sống trong vùng nguy cơ, mỗi năm có khoảng 390 triệu trường hợp mắc, tỷ lệ tử vong trung bình do sốt xuất huyết khoảng 2,5-5%; số người mắc sốt xuất huyết đã tăng hơn 30 lần sau 50 năm qua.

Hiện nay trên thế giới chưa có biện pháp và mô hình phòng chống sốt xuất huyết nào đem lại hiệu quả mong muốn và chưa có quốc gia nào thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh này.

Những dịch bệnh gần đây như SARS, MERS-Cov, Ebola và Zika cho chúng ta thấy nhân loại thiếu chuẩn bị cho dịch bệnh thế nào. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng nếu nhân loại phải đối phó với một dịch cúm giống như “dịch cúm Tây Ban Nha” vào năm 1918, thế giới sẽ phải hứng chịu 71 triệu ca tử vong và khủng hoảng toàn cầu với tổng thiệt hại hơn 3 nghìn tỷ đôla.

Dịch Ebola và Zika gần đây đã cho thấy điểm yếu của chúng ta trước những mối đe doạ đến từ vi khuẩn. Chúng cũng cho thấy nhu cầu đối với các biện pháp sẵn sàng trước khi dịch bệnh bùng nổ, và phản ứng trong lúc dịch bệnh bùng nổ.

Nguyên nhân bùng phát các dịch bệnh xuyên quốc gia có rất nhiều, nhưng có thể tập trung ở những nguyên nhân chủ yếu như nhiều nước có dịch vụ y tế quốc gia rất kém, không đủ để phát hiện và đối phó với tình trạng dịch bệnh lan rộng; không có đủ các loại vắc xin, thuốc cũng như phương pháp khám bệnh đối với những dịch bênh có khả năng lây lan trên diện rộng.

Ở cấp độ quốc tế, con người không có một cách làm năng động, mang tính hợp tác, nhằm củng cố những yếu tố cần thiết cho hệ thống chuẩn bị và phản ứng - như tăng cường khả năng sản xuất vắc xin trong tình huống khẩn cấp, một hệ thống theo dõi liên kết toàn cầu, hoặc các đơn vị phản ứng nhanh. Việc phối hợp xử lý ba vấn đề trên cần là mối ưu tiên hàng đầu của nhân loại nếu chúng ta muốn đối phó với đại dịch tiếp theo.

Để đối phó với mối đe doạ này, con người cần các loại vắc xin mới, củng cố hệ thống y tế và có sự điều phối chung giữa các quốc gia.

Tổ chức Y tế Thế giới cũng cần có ngân sách lớn hơn và có trách nhiệm phản ứng nhanh chóng và hiệu quả khi dịch bệnh bắt đầu có dấu hiệu lan rộng. Chỉ thông qua đầu tư, điều phối và hợp tác, chúng ta mới có thể chuẩn bị thế giới cho đại dịch bệnh tiếp theo. Đây là lúc mà loài người có thể đẩy lùi hoặc gánh hậu quả thảm khốc từ một trong những thách thức lớn nhất trong thời đại của mình.


An Nhiên

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !