Giường bệnh 4 triệu đồng/ngày sẽ có những dịch vụ gì?

Theo dự thảo thông tư Hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở y tế công lập cung cấp đang được Bộ Y tế rà soát lần cuối, dự kiến áp dụng từ ngày 1/10 với mức giá giường bệnh theo yêu cầu lên tới 4 triệu đồng/ngày.

Ảnh minh họa.

"Cởi trói" bệnh viện công

Tại Hội nghị Cung cấp thông tin báo chí ngày 12/8 của Bộ Y tế, ông Nguyễn Nam Liên – Vụ trưởng vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đưa ra thông tư trên bởi lẽ hiện nay đã có 4 bệnh viện được “cởi trói” tự chủ hoàn toàn và thông tư này sẽ giúp các bệnh viện có thêm văn bản hướng dẫn thực hiện.

Trong dự thảo thông tư giá giường bệnh tối đa có thể lên đến 4 triệu đồng/ngày, áp dụng cho bệnh viện hạng đặc biệt, 1 giường/phòng. Ngoài ra, có các mức từ 1,3- 2,5 triệu đồng/ngày, tùy từng bệnh viện. Với mức giá dự thảo gây ra nhiều ý kiến tranh cãi cho rằng ngang hàng với giá khách sạn hạng sang.

Theo ông Liên, giá này hoàn toàn có lý và có thể thực hiện được ở các bệnh viện công lập.

Các bệnh viện công của Bộ Y tế chuyên môn rất tốt, đều là các giáo sư, bác sĩ đầu ngành. Trên thực tế, các bệnh viện tư có cơ sở vật chất rất tốt nhưng chuyên môn cũng chỉ tàm tạm. Các bệnh nhân có tiền người ta muốn được chăm sóc ở “bệnh viện khách sạn” và tạo thành xu hướng đó là mời các chuyên gia từ bệnh viện công ra chữa bệnh cho họ. Ông Liên cho biết, thực tế này này đang rất phổ biến và đây chính là cách bệnh viện công để lãng phí nhân tài.

Chính vì thế, các bệnh viện công hoàn toàn có đủ điều kiện để xây dựng các khu bệnh viện khách sạn để phục vụ những người bệnh có nhu cầu.

Không chỉ thế, nhiều người có tiền họ vẫn sang nước ngoài để khám chữa bệnh. Mỗi năm cả trăm nghìn người ra nước ngoài chữa bệnh tốn khoảng 45 nghìn tỷ đồng. Ông Liên cho biết, nếu bệnh viện công lập tận dụng được điều này để phát triển có thể giữ chân được 1 nửa bệnh nhân không phải ra nước ngoài điều trị. Điều đó tương đương với số tiền thu lại là hơn 20.000 tỷ, số tiền rất lớn.

Cũng theo ông Liên, mục đích của thông tư hướng dẫn ban hành giá, ban hành khung chứ không phải là quy định chi tiết giá. Giá ngày giường bệnh, trong thông tư đã ban hành phân thành nhiều loại, đáp ứng các loại giường trong đó chỉ quy định giá tối đa. Các cơ sở phải căn cứ để xây dựng cho hợp lý và khung 4 triệu đồng/ngày không phải là bệnh viện nào cũng thực hiện được.

Phòng bệnh yêu cầu cao hơn cả khách sạn


Ông Liên cho biết, phòng bệnh rất nhiều loại, phòng 200 – 300 nghìn đồng cũng có, phòng tiền triệu thậm chí sang hơn cả khách sạn cũng có. Nhiều bệnh nhân họ đòi hỏi phòng ốc rộng, giường bệnh xịn, ngoài tivi, tủ lạnh, còn có bàn ghế tiếp khách, có giường ngủ cho người nhà chăm sóc người bệnh và đặc biệt có trường hợp phòng bệnh có y tá chăm sóc 24/24. Với yêu cầu đòi hỏi như thế này hoàn toàn xứng đáng giá 4 triệu đồng.

Nhiều người so sánh giá phòng bệnh với phòng khách sạn, ông Liên cho rằng, điều đó khập khiễng bởi phòng khách sạn chỉ ngủ lại là chính, còn phòng bệnh, người bệnh nằm 24/24, chi phí rất lớn từ các dịch vụ đi kèm từ chăm sóc y tế, dinh dưỡng, giặt đồ, tắm gội tất cả cộng lại thành phòng bệnh VIP với giá 4 triệu đồng/phòng.

Còn đối với các phòng bệnh cho bệnh nhân, họ không có nhu cầu sử dụng theo yêu cầu mà theo gói BHYT thì vẫn được đáp ứng. Ông Liên cho biết, phương châm của Bộ Y tế là khuyến khích các bệnh viện xã hội hóa, hợp tác công tư để xây dựng các bệnh viện khách sạn phục vụ nhu cầu của bệnh nhân có tiền.

Cũng theo dự thảo Bộ Y tế, hiện đang xây dựng giá dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu (chưa kể các dịch vụ chiếu, chụp, chẩn đoán, xét nghiệm và các thủ thuật) tại các đơn vị, bộ phận hoạt động dịch vụ theo yêu cầu do cơ sở y tế công lập đầu tư xây dựng thành lập hoặc thuê cơ sở để thực hiện dịch vụ, do đơn vị quyết định.

Trường hợp sử dụng tài sản công để hoạt động dịch vụ theo yêu cầu hoặc sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết hoạt động dịch vụ, bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1, tiền công khám bệnh theo yêu cầu không quá 500.000 đồng/lần khám; các cơ sở y tế khác trừ bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1, giá không quá 400.000 đồng/lần khám.

K. Chi

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Đang cập nhật dữ liệu !