Dùng hạt sen chữa chứng khó nói ở nam giới

Hạt sen có công dụng sáp trường, cố tinh trong khi tua sen có tác dụng giữ tinh, ích thận. Hai vị thuốc nãy rất hữu hiệu trong chữa bệnh di tinh, mộng tinh.

Theo cuốn "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" (NXB Khoa học và Kỹ thuật), trong y học cổ truyền, tất cả các bộ phận của cây sen đều được dùng làm thuốc, bao gồm: Hạt sen còn màng đỏ bên ngoài gọi là liên nhục; Quả sen thu hái khi chín là liên thạch; Tâm sen (cây mầm trong hạt sen) gọi là liên tâm; Gương sen (đế sen) đã lấy quả gọi là liên phòng; Lá sen thu hái vào mùa thu, bỏ cuống gọi là liên diệp; Thân rễ thu hái quanh năm gọi là liên ngẫu; Tua nhị đực của hoa sen bỏ hạt gạo đi gọi là liên tu. Để dùng làm thuốc, tất cả các bộ phận này đều được đem phơi hoặc sấy khô.

Trong đó, liên nhục và liên tu, tức hạt sen và tua sen được xem là những vị thuốc hữu hiệu chữa chứng di tinh, mộng tinh ở nam giới.

Hạt sen

Hạt sen có vị ngọt, tính bình, vào 3 kinh tâm, tỳ, thận có tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, sáp trường, cố tinh. Tua sen vị chát, tính ấm, vào 2 kinh tâm, thận có tác dụng giữ tinh, ích thận, thanh tâm, chỉ huyết.

Hạt sen dùng điều trị tỳ hư, lỵ, di mộng tinh, khí hư, hồi hộp mất ngủ, cơ thể suy nhược, kém ăn, ít ngủ.  Công thức là liều dùng từ 12 đến 20g, có thể đến 100g dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Hạt sen thường phối hợp với các vị thuốc khác. Lưu ý, những trường hợp thực nhiệt, táo bón không nên dùng.

Tua sen

Tua sen chữa băng huyết, thổ huyết, di mộng tinh, mất ngủ. Ngày dùng từ 5 đến 10g dưới dạng thuốc sắc. Lưu ý, những người cơ thể suy nhược, tiểu tiện bí không nên dùng. Vị thuốc tua sen kỵ địa hoàng, hành, tỏi.

Ở Trung Quốc, hạt sen chỉ trị tiêu chảy lâu, tỳ hư, di tinh, thận hư, tiểu rắt với liều từ 8 đến 25g, sắc nước uống. Tua sen trị di tinh, tiểu són, bạch đới (bệnh ra khí hư trắng ở phụ nữ). Liều dùng từ 4 đến 12g, sắc uống.

Ngoài hạt sen, tua sen, các bộ phận khác của cây sen đều là những vị thuốc quý trong chữa các loại bệnh thường gặp.

Tâm sen

Một số bài thuốc có sen trong y học cổ truyền:

- Chữa tiêu hóa kém ở trẻ em, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, gầy yếu, phù thũng, hoàng đản (các bệnh có vàng da và mắt như viêm gan virus, xơ gan, bệnh xoắn khuẩn (Leptospira), viêm túi mật...): Hạt sen 4g, bạch truật 12g (sao tẩm), phục linh 6g, nhân sâm 4 - 8g, thục địa 4g, chích cam thảo 3g, gừng nướng 3 lát, táo ta 2 quả. Tất cả sắc uống trong ngày.

- Chữa không nói được sau khi sinh: Hạt sen, thạch xương bồ, nhân sâm. Tất cả tán bột, mỗi lần uống 20g.

- Thuốc bổ tỳ giúp ăn ngủ ngon, đại tiểu tiện dễ dàng:

  +, Viên bổ liên sơn: Liên nhục 8g, đậu nành 5g, hoài sơn 4g, cẩu tích 4g, ý dĩ 4g, sơn tra 2g, toan táo nhân 1.2g (nhân hạt phơi khô của quả táo chua đã chín già), sa nhân 0.8g, tá dược vừa đủ cho 100 viên uống. Uống mỗi ngày từ 20 đến 30g.

  +, Lục vị tân phương: Hạt sen, hà thủ ô, hoài sơn, ý dĩ, cỏ xước, cây râu mèo, mỗi vị 12g. Tất cả sắc uống, ngày 1 thang.

  +, Hạt sen (bỏ tâm) 16g, sâm bố chính 12g, hoài sơn 12g. Tất cả tán bột, viên với mật ong, uống mỗi ngày từ 20 đến 30g. Hoặc dùng hạt sen, củ mài với long nhãn, nấu chè ăn.

- Chữa suy nhược thần kinh:

  +, Liên nhục, thục địa, thạch hộc, quy bản, hoài sơn, địa cốt bì, hà thủ ô, táo nhân, kim anh, mỗi vị 12g; lai quy 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

  +, Liên nhục, thục địa, hoài sơn, tang ký sinh, hà thủ ô, kim anh, mỗi vị 12g; quy bản, kỷ tử, thỏ ty tử ngưu tất, lai quy, táo nhân mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

  +, Liên nhục, ba kích, thục địa, kim anh, khiêm thực, đảng sâm, bạch truật, mỗi vị 12g; phụ tử chế, quy bản, táo nhân, bá tử nhân, mỗi vị 8g; nhục quế 4g. Sắc uống, ngày 1 thang.

- Chữa suy nhược cơ thể ở người có bệnh đường hô hấp, viêm phế quản mạn tính, lao: tâm sen 10g, đan bì, ý dĩ, sinh địa, bạch thược, đảng sâm, mỗi vị 12g; quy bản, mạch môn, ngũ vị tử, mỗi vị 10g; trần bì, chích cam thảo, mỗi vị 6g; đại táo 4 quả. Sắc uống, ngày 1 thang.

- Chữa rong huyết: Ngó sen 12g, thích quy bản 24g, mẫu lệ 20g, sinh địa 16g, hoàng cầm, sơn chi, địa du, mỗi vị 12g; địa cốt bì 10g, cam thảo 4g. Sắc uống, ngày 1 thang.

- Chữa sởi ở thời kỳ sởi bay: Hạt sen, sa sâm, đậu đỏ, lá dâu non, mỗi vị 120g; cam thảo, mạch môn, hoàng tinh, mỗi vị 80g; hoài sơn 60g. Tán thành bột, làm viên. Ngày uống 30g, chia làm 3 lần.

Nguyễn Liên

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Đang cập nhật dữ liệu !