Dưa chua cà muối xổi tiềm ẩn mối nguy sức khỏe

Cà muối còn xanh chứa độc chất solanin, dưa cà để lâu bị khú sinh nhiều vi khuẩn và nấm, đều có thể gây ngộ độc.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết ăn dưa và cà muối giúp kích thích tiêu hóa đồng thời bổ sung nhiều vi khuẩn có lợi như lactobacilli, acidophilus, plantarum... Ăn dưa muối cùng các thực phẩm giàu đạm giúp dễ tiêu hóa, ngon miệng hơn.

Ảnh minh họa


Dưa, cà muối là thực phẩm lên men nhờ vi khuẩn probiotic. Tuy nhiên, khi ăn dưa và cà muối xổi tức là muối và sử dụng luôn trong ngày sẽ gây hại cho sức khỏe do lượng vi khuẩn chưa đủ để lên men. Ngoài ra, dưa, cà khi trồng có sử dụng nhiều phân đạm, khi muối chưa kỹ sẽ chuyển thành nitrit. Hàm lượng nitrit cao kết hợp với các axit amin tạo thành nitrosamin, là chất gây ung thư.

Cà muối còn xanh còn chứa chất độc solanin có thể gây ngộ độc. Còn dưa muối đã để lâu bị khú, đóng màng trắng, vàng, nấm đen thường là do bị nhiễm nấm, không có lợi cho hệ tiêu hóa.

Khi muối dưa, nên ngâm chìm trong nước muối từ 3 đến 10 ngày, tùy thời tiết. Nếu muối nước ấm thời gian lên men nhanh hơn. Không nên ăn quá nhiều, đặc biệt không ăn khi đói. Mỗi người trong một tuần chỉ nên ăn khoảng 50 g.

Khi muối cần lựa chọn nguyên liệu tốt, dưa già, không dập nát, lá cải to, xanh và phơi héo trước khi muối. Nén chặt dưa khi muối giữ độ giòn, dưa không bị đen. Trước khi ăn nên rửa sạch nhẹ nhàng để, nhiều lần để giảm độ mặn và độ chua.

Không ăn dưa muối khi còn hăng, cay, có vị ngai ngái hoặc đã quá chín, quá chua, đổi màu, lên nhớt, cà đã nổi váng vàng hoặc nấm đen...

Trước khi muối nên rửa nguyên liệu và các dụng cụ thật kỹ. Nên muối trong bình thủy tinh, sành, sứ. Không muối vào thùng sơn, thùng nhựa tái chế vì có thể bị thôi hóa chất độc hại dính ở thùng.

Người không nên ăn dưa và cà muối

Dưa, cà muối có nồng độ axit cao, chứa nhiều muối, cay nên người đau dạ dày nên hạn chế. Không ăn dưa chua lúc đói hoặc ngay đầu bữa ăn khiến dạ dày cồn cào hoặc giảm mùi vị. Ăn nhiều dưa chua còn gây tổn thương niêm mạc dạ dày gây bệnh viêm mạn tính hoặc loét dạ dày.

Những người có đường tiêu hóa kém ăn dễ mắc bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, tả, thương hàn..

Đây cũng là thực phẩm kích thích, làm tăng cảm giác đầy bụng, buồn nôn nên không phù hợp với phụ nữ mang thai, cơ thể nhạy cảm. Trẻ nhỏ hạn chế ăn do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh. Thay vào đó, bạn nên bổ sung các lợi khuẩn cho bé từ các sản phẩm khác tốt hơn như sữa chua, men tiêu hóa... để cải thiện sức khỏe, tăng đề kháng.

Theo VNE

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !