Dịch bệnh cũng đừng bỏ lỡ lịch tiêm chủng

Tình hình dịch bạch hầu ở Tây Nguyên vẫn chưa hết và các bác sĩ lo lắng nguy cơ dịch bệnh có thể xảy ra thêm một lần nữa nếu người dân bỏ lỡ tiêm chủng cho con.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều phụ huynh sẽ lo ngại mà không cho con đi tiêm chủng. Bác sĩ Phạm Thị Ngoan – Phòng tiêm chủng, Bệnh viện Đa khoa An Việt cho biết cha mẹ nên cẩn trọng và tiêm cho trẻ đúng lịch.

Bác sĩ Ngoan cho biết trong thời gian dịch Covid-19 giai đoạn trước nhiều bố mẹ có tâm lý lo sợ nên không đưa con đến nơi đông người, tác động từ ‘anti vắc xin’... đều là những lý do làm gián đoạn tiêm chủng ở trẻ em. Do đó vùng trũng tiêm chủng tạo cơ hội cho dịch bệnh phát triển thêm.

{keywords}
Cần tiêm chủng cho trẻ đúng lịch 

Bác sĩ Ngoan khuyến cáo, trong tình hình hiện nay, cha mẹ nên chia mức độ ưu tiên lựa chọn vắc xin cần thiết trong giai đoạn dịch bệnh này.

Vắc xin phải thực hiện đúng lịch:

Lao và viêm gan B sơ sinh, huyết thanh viêm gan B (đối với trẻ sinh ra bởi mẹ nhiễm virus viêm gan B)

Vắc xin tiêm sau phơi nhiễm mầm bệnh: dại, uốn ván- bạch hầu - ho gà, viêm gan B, sởi -quai bị -rubella, thủy đậu

Vắc xin có thể dời lại nhưng không quá 1 đến 2 tuần, thường đó là lịch tiêm cơ bản những vắc xin của trẻ dưới 2 tuổi - 2 tuổi rưỡi:

Lịch cơ bản của vắc xin uốn ván- bạch hầu - ho gà, viêm gan B, bại liệt, Hib ( vắc xin 6in1/ 5in1), phế cầu, tiêu chảy do rotavirus, sởi -quai bị -rubella, viêm não Nhật Bản. Tiêm phòng cúm 2 mũi đầu tiên

Vắc xin có thể trì hoãn từ 2 đến 4 tuần bao gồm cả những vắn xin có lịch tiêm nhắc: Mũi nhắc lại của uốn ván- bạch hầu - ho gà, bại liệt, Hib, phế cầu Thuỷ đậu, viêm gan A

Vắc xin cứ từ từ tiêm, trễ trên 1 tháng cũng được hoặc chờ đến khi dịch bệnh ổn đã rồi đi tiêm:

Vắc xin phòng HPV (ung thư cổ tử cung, sùi mào gà)

Vắc xin phòng uốn ván - bạch hầu - ho gà ở trẻ lớn và người lớn.

Lưu ý, khi cho trẻ đi tiêm phòng, cha mẹ nên thực hiện tốt phòng dịch. Trẻ lớn có thể cho đeo khẩu trang để bảo vệ cá nhân trẻ. Với trẻ nhỏ, nên cho trẻ quay mặt vào lòng mẹ hoặc có thể đội mũ có trang bị thêm khăn voan. 

 K.Chi  

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Đang cập nhật dữ liệu !