Nới lỏng giãn cách xã hội: Thói quen bắt buộc phải sửa để phòng dịch Covid-19

Sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội, chợ, siêu thị quán ăn đã đông đúc trở lại nhưng đã có 5 người dương tính trở lại sau công bố khỏi bệnh. Người đi chợ, người ăn hàng… cần làm gì để ngăn ngừa Covid- 19?

 

{keywords}
Nới lỏng giãn cách xã hội, người dân cần làm gì để đảm bảo an toàn khi ăn hàng? 

Gặp nhau mặt mừng nhưng đừng bắt tay

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Trưởng khoa Y tế Công cộng và Điều dưỡng, Đại học Quang Trung, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, hiện nay chưa có báo cáo khoa học trên thế giới chứng minh virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) lây qua đường ăn uống hay thực phẩm.

“Tuy nhiên, virus SARS-CoV-2 có thể lây qua tiếp xúc bề mặt của các dụng cụ ăn (thìa, đĩa, cốc, chén), mặt bàn… Do đpos, người dân khi đi ăn uống hàng quán bên ngoài để đảm bảo an toàn mọi người lau chùi bề mặt bàn ăn bằng dung dịch sát khuẩn và rửa tay dưới vòi nước với xà phòng hoặc bằng cồn trước khi ăn. Giữ đúng khoảng cách 2m với người đối diện để tránh nguy cơ lây qua tiếp xúc trực tiếp”, PGS. TS Nguyễn Huy Nga khuyến cáo.

Ngoài ra, ông cũng lưu ý, người Việt thường có thói quen vừa ăn vừa nói chuyện là không tốt trong ăn uống. Thói quen này có thể làm tăng nguy cơ mắc Covid-19 khi dịch bệnh vẫn đang tiềm ẩn trong cộng đồng.

“Cần phải lưu ý khi đi ăn ngoài phải luôn ghi nhớ nguyên tắc ăn chín – uống sôi. Ăn khi còn nóng và uống khi nước còn ấm", PGS. Huy Nga nói.

Đáng chú ý, dùng chung bát nước chấm, ăn chung một đĩa thức ăn… là một thói quen khác khá phổ biến trong đó có người dân ở miền Bắc… theo PGS. TS Nguyễn Huy Nga, việc làm này cần phải được thay đổi. Bởi đây cũng là nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm nói chung và Covid- 19 nói riêng.

Đối với người bán hàng cần lưu ý phải đeo gang tay, khẩu trang đúng, mang mũ che giọt bắn. Các thực phẩm sử dụng chế biến món ăn cần phải đảm bảo vệ sinh và tuân thủ đúng theo quy định về an toàn thực phẩm.

Đối với những người đi chợ, siêu thị - nơi tập trung đông người, PGS. TS Nguyễn Huy Nga cũng lưu ý bắt buộc mọi người phải đeo khẩu trang; giữ khoảng cách an toàn 2m với người bán; cố gắng mua nhanh không nên nói chuyện quá nhiều; nếu dùng tiền mặt để mua bán nên cho tiền vào một túi riêng.

Đặc biệt, thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn. Trong đó, sau khi đi chợ hay siêu thị về nên rửa tay bằng xà phòng.

Theo PGS. TS Nguyễn Huy Nga, trong thời gian này mỗi người dẫn vẫn cần nghiêm túc thực hiện bảo vệ cá nhân theo khuyến cáo của Bộ Y tế, gặp nhau mặt mừng nhưng đừng bắt tay. Ngoài ra, nhà cửa cần giữ vệ sinh thông thoáng, không lạm dụng sử dụng điều hòa nhiệt độ, lau chùi thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Khi có hiện tượng cúm hoặc giống cúm cần phải đi khám để loại trừ nguy cơ mắc bệnh Covid-19.

7 thói quen cần thay đổi

Theo Bộ  Y tế, tính từ 6h00 đến 18h00 ngày 24/4/2020 vẫn không ca mắc mới trong cộng đồng;  2 ca mắc mới, đều là du học sinh từ Nhật Bản, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Như vậy từ ngày 23/1/2020 đến nay, tại Việt Nam ghi nhận tổng cộng 270 ca mắc Covid-19.

Đáng lưu ý, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 tính đến thời điểm này đã  có 5 bệnh nhân dương tính trở lại sau khi được công bố khỏi bệnh.

Để tiếp tục ngăn chặn, phòng ngừa dịch bệnh Covid-19, Ban Chỉ đạo Quốc gia đề nghị người dân thực hiện tốt thông điệp 5 điểm sau để phòng chống dịch.

1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.

2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4. Thường xuyên vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc, sinh hoạt lành mạnh.

5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.

Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo khuyến cáo người dân 7 thói quen cần thay đổi trong mùa dịch Cvodi-19:

1. Trước gặp nhau tay bắt mặt mừng, nay gặp nhau không vồ vập, không bắt tay.

2. Trước hay vô thức đưa tay lên mặt, nay không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

3. Trước về tới nhà là sà vào người thân, nay cần thay ngay quần áo, tắm rửa.

4. Trước ăn xong đánh răng là đủ, nay thêm súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn.

5. Trước hay giao lưu gặp gỡ, nay không mời khách tới nhà và cũng không tới nhà người khác.

6. Trước ốm đau đến ngay bệnh viện, nay gọi điện thoại trước cho nhân viên y tế để được tư vấn.

7. Cuối cùng, tự giác và nhắc nhau thực hiện các quy định và khuyến cáo phòng chống dịch.

Vì sao 5 bệnh nhân mắc Covid - 19 dương tính trở lại sau công bố khỏi bệnh?

Vì sao 5 bệnh nhân mắc Covid - 19 dương tính trở lại sau công bố khỏi bệnh?

Liên quan đến một số trường hợp xét nghiệm lúc đầu âm tính, lúc sau dương; trong quá trình điều trị, một vài trường hợp âm tính xong lại dương tính, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đặt ra 3 khả năng.

N. Huyền

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !