Đắp thuốc nam chữa ung thư, người đàn ông Hà Nội suýt mất mạng

BV Ung bướu Hà Nội đang điều trị cho bệnh nhân H.V.C 43 tuổi trú tại Ba Vì, Hà Nội mắc ung thư hạ họng và ung thư thực quản giai đoạn cuối. Đáng ngại là, bệnh nhân từng đắp thuốc nam gây biến chứng nguy hiểm.

Khói u của bệnh nhân C. khiến mặt anh lệch hẳn một bên (ảnh do BV cung cấp)

Bệnh nhân H.V.C  43 tuổi, cái tuổi mà theo anh chưa bao giờ nghĩ đến “tuổi già, bệnh tật”. Từ trước đến giờ, anh vẫn luôn tự tin về sức khỏe của mình cho đến ngày phát hiện ra một hạch nhỏ ở cổ.

“Mọi sóng gió bắt đầu ập tới. Lúc đầu hạch chỉ to bằng đốt ngón tay, sưng đau nhẹ, tôi vẫn chủ quan không đi khám. Cho tới khi hạch sưng mãi không đỡ, bị gia đình giục, giới thiệu, tôi quyết định tìm đến một thầy lang khá nổi tiếng ở gần nhà để điều trị bằng cách đắp lá. Không hiểu sao khi đó tôi vẫn “hồn nhiên” suy nghĩ “cái cục con con này thì có gì đâu mà phải lo lắng!”.

Nhưng không ngờ khối u ngày càng phát triển rất nhanh, nổi hạch xung quanh cổ thành một khối lớn, bầm tím. Mỗi ngày tôi lại cảm thấy thêm khó thở, đau đớn, ăn gì cũng nghẹn ứ ở cổ họng, người gầy rộc đi, càng đắp lá càng không hề thấy khối u có dấu hiệu thuyên giảm”, anh C. nhớ lại.

Một sáng, anh ho ra máu. Vô cùng lo lắng, anh C. lập tức đến bệnh viện đa khoa huyện khám và được chuyển thẳng lên Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội. Sau khi làm các xét nghiệm chụp chiếu, anh C. nghe các bác sĩ thông báo tình trạng bệnh tật anh ngã khuỵu.

“Bác sĩ nghi ngờ tôi đã mắc phải ung thư giai đoạn muộn. Cú sốc tinh thần quá lớn cộng với cơn khó thở ngày càng dồn dập, tôi được chỉ định nhập viện mở khí quản cấp cứu. Những ngày chờ đợi kết quả giải phẫu bệnh trôi đi dài đằng đẵng. Mặc dù biết bệnh của mình không hề nhẹ nhưng khi biết chính xác kết quả tôi gần như bị sụp đổ, trời đất quay cuồng.

Tôi bị mắc phải một lúc hai căn bệnh ung thư quái ác: ung thư hạ họng và ung thư thực quản đều đã ở giai đoạn muộn. Tôi nghĩ bệnh của mình không còn được bao lâu nữa, những cơn đau, tức khó thở thì cứ thi nhau hành hạ hàng ngày, hàng đêm. Đã đôi ba lần muốn buông tay nhưng rồi nghĩ đến gia đình, nghĩ đến tương lai còn dài và bao nhiêu công việc còn dang dở, tôi quyết định nhập viện điều trị với chút hy vọng mong manh”, anh C. bồi hồi nhớ lại.

Nói về trường hợp bệnh nhân C., BS Đinh Thị Lan Hương, Khoa Nội II, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cho biết bệnh sau khi mở khí quản cấp cứu, bệnh nhân được chỉ định nhập viện trong tình trạng cơ thể suy kiệt, khó thở, nuốt vướng, chỉ ăn được cháo loãng, hạch cổ hai bên, khuôn mặt lệch hẳn sang một bên.

Khối u bên phải của bệnh nhân có kích thước 10x10 cm chèn ép gây hẹp đường thở, đường ăn uống khiến thể trạng suy kiệt, dung nạp thuốc kém, tiên lượng xấu. Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư hạ họng và ung thư thực quản giai đoạn IV.

Sau hội chẩn, các bác sĩ khoa Nội II quyết định tư vấn dinh dưỡng để cải thiện thể trạng cho bệnh nhân và điều trị hóa chất toàn thân.

Sau 1 chu kì điều trị, bệnh nhân giảm nuốt vướng, ăn được cơm nhai kỹ, tự thở tốt hơn, kích thước hạch cổ giảm xuống còn 4 cm. Sau 4 chu kì, bệnh nhân tiến triển tốt, không còn khó thở, tình trạng nuốt vướng đã cải thiện đáng kể. Bệnh nhân tăng 5 kg, đã tự ăn được cơm, hạch cổ giảm xuống chỉ còn 3 cm, chất lượng sống tốt. Hiện tại bệnh nhân đang được điều trị duy trì để giảm nguy cơ tái phát, kéo dài thời gian sống. Sau 4 chu kì điều trị, khối u đã nhỏ lại gần như không nhìn thấy bên ngoài.

“Đây là một ca bệnh nặng khi bệnh nhân mắc phải hai căn bệnh ung thư đều ở giai đoạn muộn, do bệnh nhân chủ quan không điều trị kịp thời để thể trạng suy kiệt nên quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn. Rất may hiện tại sức khỏe của bệnh nhân đã được ổn định”, BS Lan Hương thông tin.

Để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh khi thấy nổi hạch ở cổ phải đi khám chuyên khoa ung bướu ngay, điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm. Người dân không nên tự ý điều trị như dùng thuốc nam sẽ đánh mất đi cơ hội chữa khỏi bệnh.

N. Huyền

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Đang cập nhật dữ liệu !