Cứu sống bệnh nhân đang ngủ đau nhói ngực, tim đột ngột ngừng đập

Bệnh viện quận Thủ Đức vừa cứu sống thành công bệnh nhân P.V.T. (1957) bị nhồi máu cơ tim cấp do tắc động mạch vành phải, có tiền sử tăng huyết áp.

Được biết khoảng 3 giờ trước khi nhập viện, ông T. đang nằm ngủ thì bỗng dưng cảm thấy “ngực nóng như lửa đốt, đau thắt ngực, cơn đau lan xuống cả cánh tay, bắt đầu nôn ói và được con gái chở đi cấp cứu ngay trong đêm khuya”.

Khi nhận được tin báo tại khoa Cấp cứu, bác sĩ Nguyễn Thái Anh, khoa Hồi sức tim mạch đã có mặt ngay lập tức để đánh giá tình trạng bệnh nhân “Kết quả điện tâm đồ cho thấy đây là trường hợp nhồi máu cơ tim thành dưới giờ thứ 3 có biến chứng nhịp chậm, bệnh nhân trong giai đoạn nguy hiểm đến tính mạng nên được nhanh chóng chuyển đến phòng Thông tim để tiến hành can thiệp cấp cứu, tái thông mạch vành nuôi tim bị tắc, cứu sống người bệnh”.

{keywords}
Bệnh nhân đã hồi tỉnh sau khi qua cơn nhồi máu cơ tim 

Bác sĩ Lê Duy Lạc – Phó trưởng khoa Hồi sức tim mạch và là bác sĩ trực tiếp thực hiện can thiệp cho bệnh nhân cho biết: “Trong quá trình can thiệp tái thông mạch máu, theo dõi sinh hiệu qua monitor ghi nhận bệnh nhân có tình trạng rung thất, tim đột ngột ngừng đập, đe dọa đến tính mạng nên chúng tôi tiến hành hồi sức tim phổi (CPR), ép tim ngoài lồng ngực và sốc điện khử rung tim nhiều lần với dòng điện 270J. Ngay khi bệnh nhân bắt đầu có mạch trở lại, chúng tôi tiếp tục tiến hành thủ thuật, kết quả bệnh nhân bị nghẽn hoàn toàn động mạch vành bên phải (RCA), chúng tôi tiến hành hút huyết khối và đặt 1 stent tái thông dòng chảy động mạch vành”.

Sau can thiệp, BS. Lê Duy Lạc nhận định: “Bệnh nhân đã được tái thông hoàn toàn nhánh động mạch vành phải, tuy nhiên bệnh nhân vẫn còn hẹp 80% nhánh động mạch vành bên trái cũng cần được tái thông. Nhưng do bệnh nhân cao tuổi và bệnh nặng nên chúng tôi quyết định can thiệp trước một mạch vành bên phải là nhánh thủ phạm gây ra nhồi máu cơ tim lần này, điều trị nội khoa và sẽ can thiệp nhánh còn lại khi tình trạng sức khỏe bệnh nhân ổn định hơn”.

Sau 5 ngày, tình trạng bệnh nhân dần ổn định nên các bác sĩ khoa hồi sức tim mạch tiếp tục tiến hành can thiệp đặt tiếp 1 stent ở nhánh động mạch liên thất trước (trái). Cuộc phẫu thuật đã thành công tốt đẹp, bệnh nhân hồi phục rất nhanh, không còn cảm giác đau tim và đã được xuất viện về nhà trong niềm vui của gia đình.

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi đột ngột tắc hoàn toàn hoặc 1 phần động mạch vành nuôi tim. Nếu 1 vùng cơ tim bị chết do thiếu máu, lúc này chức năng bơm máu của tim không còn toàn vẹn như trước gây nên các hậu quả như suy tim, sốc tim, đột tử do rối loạn nhịp tim,…

 K.Chi  

Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân căn bệnh cứ 20 giây có 1 người phải cắt cụt chân, tay

Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân căn bệnh cứ 20 giây có 1 người phải cắt cụt chân, tay

Mỗi khi mùa đông đến, bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân biến chứng tiểu đường ở bàn chân với những vết thương bỏng da, cháy da rất nhiều. Nguyên nhân là do chườm nóng…  

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !