Những nguy cơ khi 'nhà máy con giống' đặt nhầm chỗ

Theo các bác sĩ chuyên khoa nam học, tỷ lệ trẻ nam bị tinh hoàn lạc chỗ không phải là hiếm và nếu không điều trị sớm thì tinh hoàn lạc chỗ có nguy cơ xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn, ung thư tinh hoàn, giảm khả năng có con… 

 

Mất một tinh hoàn chỉ vì… lý do không thể ngờ

Mất một tinh hoàn chỉ vì… lý do không thể ngờ

Tuy sức khỏe sau mổ đã hồi phục, nhưng bệnh nhân vẫn canh cánh một niềm hối tiếc chỉ vì chút chủ quan mà mãi mãi mất đi một “hòn ngọc” quý của mình.

Mặc cảm vì chỉ có 1 bên

Mới đây, em Nguyễn Trường N. (16 tuổi, quê Đông Hưng, Thái Bình) cùng bố mẹ lên Hà Nội khám vì bìu chỉ có 1 tinh hoàn. Theo gia đình của N. từ bé thấy con có bất thường ở tinh hoàn, chỉ thấy có một tinh hoàn ở bìu nhưng lúc đó không hiểu biết nhiều nên không đi khám hay kiểm tra gì.

Bản thân của N. cũng thấy không đau đớn gì nên sống chung với tinh hoàn lạc chỗ mà không biết. Khi lên lớp 10, N, đi học và một lần nghe trên đài truyền thanh xã nói về bệnh lý tinh hoàn lạc chỗ, N. giật mình vì bìu của mình thiếu 1 hòn.

Do mặc cảm nên cậu không kể với ai. Trong dịp Tết, khi anh trai đi xa về quê ăn Tết, N mới thủ thỉ với anh rằng sao bìu chỉ có 1 tinh hoàn và chờ mãi không thấy bên còn lại rơi xuống. Anh trai của N. sống ở thành phố lâu nên hiểu hơn và đã bảo với bố mẹ cần cho N. đến bệnh viện kiểm tra.

Sau đó gia đình cho N lên bệnh viện tỉnh kiểm tra, bác sĩ siêu âm cho biết N. bị tinh hoàn lạc chỗ và giờ phẫu thuật tìm tinh hoàn. Tuy nhiên, khi siêu âm không tìm thấy tinh hoàn ở đâu nên không thể phẫu thuật hạ tinh hoàn. Gia đình lại đưa N. lên Hà Nội kiểm tra lại.

Sau khi siêu âm bác sĩ phát hiện tinh hoàn mắc kẹt trên đường từ ổ bụng xuống bìu. Tuy nhiên, tinh hoàn đã bị xơ hóa không thể nào đưa về vị trí ban đầu mà phải cắt bỏ để phòng ung thư. Kết quả xét nghiệm sinh thiết không có tế bào ác tính. Bác sĩ cho biết nếu để lâu thì tinh hoàn lạc chỗ xơ hóa dần và có thể biến thành khối u ác tính.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Trường hợp của N. nếu muốn có đủ hai bên tinh hoàn cần đặt tinh hoàn nhân tạo để mang tính thẩm mỹ. Bác sĩ cho biết chức năng sinh sản của N. không bị ảnh hưởng nhiều nếu 1 bên 'nhà máy' hoạt động tốt. Khi xét nghiệm tinh dịch đồ, bác sĩ thấy tinh trùng tốt. Gia đình của em N. đang suy nghĩ có nên gửi thêm con giống của cậu bé để phòng bất trắc khi cậu trưởng thành. Bác sĩ khuyên nên chờ cậu bé đủ 18 tuổi.

Nguy cơ tinh hoàn lạc chỗ

Theo bác sĩ Nguyễn Quang Cừ - chuyên khoa nam học, Bệnh viện đa khoa An Việt Hà Nội, tỷ lệ tinh hoàn ẩn chiếm 33% ở bé trai sinh non, 3,4% ở trẻ sinh đủ tháng. Đây là tình trạng tinh hoàn không nằm đúng vị trí (trong bìu) khi trẻ đã được sinh ra mà nằm trong ổ bụng hoặc trên đường di chuyển từ bụng qua ống bẹn, xuống bìu.

Bình thường ở trẻ trai, tinh hoàn hình thành trong bụng trong thời gian phát triển của thai nhi. Trong vài tháng cuối cùng của thai nhi phát triển bình thường, tinh hoàn từ từ rời khỏi bụng, đi qua một đoạn ống bẹn và rơi vào bìu.

{keywords}
BS Nguyễn Quang Cừ chuyên khoa nam học cho biết về tinh hoàn lạc chỗ ở trẻ trai.

Một số trường hợp quá trình di chuyển của tinh hoàn ngừng lại hoặc trì hoãn chậm hơn trong giai đoạn phát triển, có thể rơi xuống tiếp nhưng cũng có trường hợp tinh hoàn ở yên vị trí ban đầu trong ổ bụng hoặc mắc kẹt trên đường “về nhà”.

BS Cừ cho biết nếu phát hiện thấy ở bìu của con mình chỉ có một tinh hoàn hoặc không sờ thấy tinh hoàn nào ở bìu, cha mẹ phải nghĩ đến con mình đang bị tinh hoàn ẩn và hãy đưa con tới cơ sở khám bệnh để kiểm tra.

Nếu trường hợp tinh hoàn không nằm trong bìu mà nằm trên đường đi của nó trong bụng, ống bẹn hoặc tinh hoàn không đi xuống bìu mà lạc tới một vị trí khác hay còn gọi tinh hoàn lạc chỗ thì bác sĩ sẽ tìm các giải pháp đưa chúng về đúng vị trí. Trẻ điều trị càng sớm càng tốt cha mẹ không nên nghĩ để tinh hoàn tự tìm về vị trí hay chờ đợi lớn rồi mới làm phẫu thuật.

Tinh hoàn chỉ phát triển tốt nhất và đảm bảo chức năng sinh lý khi tinh hoàn nằm ở bìu vì nhiệt độ ở bìu thấp hơn nhiệt độ cơ thể, phù hợp để tinh hoàn phát triển.

Tinh hoàn không nằm ở bìu sẽ có nhiều nguy cơ xảy ra như: xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn, nguy cơ ung thư tinh hoàn, giảm khả năng có con…

Tốt nhất bác sĩ Cừ khuyến cáo trẻ nên được mổ lúc 1- 2 tuổi. Trường hợp muộn hoặc chờ trưởng thành nguy cơ không hạ được tinh hoàn về đúng vị trí rất lớn lúc này ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

 Khánh Chi 

 

Đột ngột đau chói liên tục, nam sinh phải ôm 'của quý' vào viện cấp cứu

Đột ngột đau chói liên tục, nam sinh phải ôm 'của quý' vào viện cấp cứu

Bắt đầu từ 12h trưa, tinh hoàn bên trái của nam sinh 16 tuổi đau đột ngột. Đến chiều, những cơn đau chói ngày càng gia tăng, nam sinh buộc phải vào viện cầu cứu bác sĩ.

Người đàn ông có chiếc lưỡi kỳ dị sau khi dùng thuốc kháng sinh

Lưỡi của nam bệnh nhân người Mỹ chuyển sang màu xanh và mọc lông sau khi ông uống thuốc kháng sinh.

Hỏng gan, suy thận vì thói quen nhiều người Việt đang mắc phải

Bị đau cột sống thắt lưng, nam bệnh nhân đã đi mua thuốc nam về uống. Kết quả, gan hỏng nặng, suy thận, ông phải đối mặt với nguy cơ lọc máu.

Ăn châu chấu rang, người đàn ông nhập viện khẩn

Sau 30 phút ăn châu chấu rang, nam thanh niên xuất hiện tình trạng khó thở, tức ngực nên được người nhà đưa vào Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn cấp cứu.

Bé trai mắc bệnh hiếm, lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam

Theo Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, đây là trẻ bị phình động mạch chủ bụng đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam trong 20 năm qua. Trên thế giới, thống kê chỉ có khoảng 30 trẻ mắc phải.

Lớp mỡ trên gan vàng óng vì béo phì, chàng trai 18 tuổi 'cầu cứu' bác sĩ

Dù còn trẻ nhưng khi phẫu thuật mở ổ bụng, bác sĩ cũng giật mình vì lớp mỡ trên gan của bệnh nhân vàng óng.

Vợ hạnh phúc khi có thể hiến thận cho chồng

Khi biết chồng bị suy thận mạn tính, chị L. đã không ngần ngại muốn trao tặng cho anh một phần cơ thể của mình để cả hai cùng khỏe mạnh.

Bật báo động đỏ cứu nam thanh niên ‘chết lâm sàng’

Nam thanh niên đang theo dõi khối phình mạch tại bệnh viện đột ngột ngừng tuần hoàn, mất hoàn toàn ý thức, "chết lâm sàng".

Người đàn ông đi cấp cứu vì vết loét da gần vùng nhạy cảm

Người đàn ông 52 tuổi nhập viện vì sốt dài ngày không rõ nguyên nhân, khó thở, mệt nhiều, đau đầu, huyết áp tụt, đau ngực, chẩn đoán mắc loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm.

Ba người đàn ông khó thở chỉ sau 5 phút bị ong đốt

Chỉ sau 5 phút sau khi bị ong đốt nhiều vào vùng đầu, mặt, cả 3 người cùng xuất hiện cơn khó thở, tức ngực. Người dân phải gọi xe cấp cứu đưa họ vào viện.

Người đàn ông nhập viện trong đêm với cẳng tay dập nát

Máy cưa nước đá khiến cánh tay người đàn ông ở Đồng Nai đứt động mạch, đứt dây thần kinh, dập nát xương. Anh đối mặt với nguy cơ rất cao phải cắt bỏ một phần cánh tay.

Đang cập nhật dữ liệu !