Chấn thương của cầu thủ Hùng Dũng được xử lý thế nào, mất bao lâu có thể phục hồi?

Với chấn thương của cầu thủ Hùng Dũng, GĐ Bệnh viện Thể thao Việt Nam cho rằng cần phải phẫu thuật để kết hợp xương, sau 9 tháng có thể tiến hành tháo đinh, tập phục hồi…

 

{keywords}
Hùng Dũng được đưa ra sân (ảnh VTV news) 

"Sẽ cần một khoảng thời gian để Hùng Dũng có thể quay trở lại sân cỏ", PGS. TS. BS Võ Tường Kha Giám đốc BV Thể thao Việt Nam nói với phóng viên.

Tối 23/3, trong trận đấu với CLB TP.HCM, sau cú vào bóng đầy ác ý của đối phương, tiền vệ Hùng Dũng CLB Hà Nội bị gãy chân. Ngay sau đó, tuyển thủ quốc gia này được chuyển đến bệnh viện cấp cứu.

Chẩn đoán ban đầu cho thấy cầu thủ này bị gãy 1/3 dưới xương cẳng chân phải, gãy xương mác và xương chày. Dự kiến trong sáng nay, 24/3, Hùng Dũng sẽ được phẫu thuật.

Với chấn thương này, tương lai của Hùng Dũng sẽ ra sao? Trao đổi với phóng viên Infonet, PGS. TS. BS Võ Tường Kha, Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam cho biết với những trường hợp bị gãy xương, tùy theo mức độ mà có xử trí phù hợp, gãy hở hay gãy kín, gãy nhiều mảnh hay ít mảnh, gãy có di lệch không… Những trường hợp gãy mà chưa di lệch thì chỉ cần bó bột, nhưng nếu có thì phải phẫu thuật đóng đinh, bắt nẹp. Tùy theo mức độ chấn thương mà thời gian phục hồi có thể vài tháng, một năm, thậm chí vài năm.

"Xương gãy sẽ cần thời gian để liền, khoảng vài tháng, với trường hợp gãy xương phải kết hợp đinh, nẹp vít thì cần khoảng 9 tháng để xương liền, ổn định sau đó mổ lấy đinh ra. Chấn thương gãy xương không nguy hiểm đến tính mạng nhưng mất thời gian để phục hồi", ông Kha nói.

Với chấn thương của Hùng Dũng, ông Kha cho rằng cầu thủ này cần phải phẫu thuật để kết hợp xương (mổ lại xếp lại xương), thường 3 tháng xương sẽ liền nhưng để ổn định cần khoảng 9 tháng, sau đó tiến hành tháo đinh, tập phục hồi chức năng.

Trong khi đó, theo ý kiến của một bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật Chấn thương Chỉnh hình, với trường hợp của Hùng Dũng tốt nhất nên mổ kết hợp xương chày (xương to) bằng đóng đinh nội tủy có chốt, đóng kín trên màn tăng sáng, hoặc cũng có thể làm nẹp vít. Đồng thời kết hợp xương mác nẹp vít (vì gãy thấp, liên quan đến khớp cổ chân, mắt cá ngoài nên cần nẹp vít xương bé này).

Thời gian liền xương trung bình đối với gãy thân xương dài từ 4-6 tháng thậm chí lâu hơn tùy thuộc vào cơ địa bệnh nhân, chế độ dinh dưỡng và thuốc phối hợp.

Riêng đối với gãy hai xương cẳng chân 1/3 dưới do hệ thống cơ bao quanh xương chày chỉ chủ yếu mặt sau cẳng chân, còn mặt trước chỉ có da, gân bọc xương, nên thời gian liền xương vùng này thường chậm, thậm chí nhiều trường hợp xương không liền, sẽ phải mổ ghép thêm xương.

Do đó cần phải có chiến lược mổ và điều trị bài bản ngay từ bây giờ. Phương pháp mổ kết hợp xương ít xâm lấn như trên kèm với chế độ dinh dưỡng và thuốc bổ hợp lý ngay từ đầu mới giúp cho sự hồi phục xương sớm và nhanh nhất. Do đó, thời gian để cầu thủ phục hồi và chơi thể thao lại có thể lâu hơn.

Các chuyên gia nhận định, bóng đá là môn thể thao có tỷ lệ chấn thương tương đối cao. Từ những vụ va chạm trên sân hay những cú nhảy đơn giản cũng có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể. Do đó, người tham gia bộ môn này cần phải tuân thủ những quy định cụ thể với lối chơi tôn trọng đối phương. 

N. Huyền 

Hùng Dũng gãy chân trên sân, dân mạng cầu nguyện cho cầu thủ "tai qua nạn khỏi"

Hùng Dũng gãy chân trên sân, dân mạng cầu nguyện cho cầu thủ "tai qua nạn khỏi"

Hiện tại, chấn thương của cầu thủ Hùng Dũng, tiền vệ trung tâm của đội tuyển quốc gia Việt Nam đang thu hút sự chú ý từ đông đảo cộng đồng mạng.

Người đàn ông có chiếc lưỡi kỳ dị sau khi dùng thuốc kháng sinh

Lưỡi của nam bệnh nhân người Mỹ chuyển sang màu xanh và mọc lông sau khi ông uống thuốc kháng sinh.

Hỏng gan, suy thận vì thói quen nhiều người Việt đang mắc phải

Bị đau cột sống thắt lưng, nam bệnh nhân đã đi mua thuốc nam về uống. Kết quả, gan hỏng nặng, suy thận, ông phải đối mặt với nguy cơ lọc máu.

Ăn châu chấu rang, người đàn ông nhập viện khẩn

Sau 30 phút ăn châu chấu rang, nam thanh niên xuất hiện tình trạng khó thở, tức ngực nên được người nhà đưa vào Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn cấp cứu.

Bé trai mắc bệnh hiếm, lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam

Theo Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, đây là trẻ bị phình động mạch chủ bụng đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam trong 20 năm qua. Trên thế giới, thống kê chỉ có khoảng 30 trẻ mắc phải.

Lớp mỡ trên gan vàng óng vì béo phì, chàng trai 18 tuổi 'cầu cứu' bác sĩ

Dù còn trẻ nhưng khi phẫu thuật mở ổ bụng, bác sĩ cũng giật mình vì lớp mỡ trên gan của bệnh nhân vàng óng.

Vợ hạnh phúc khi có thể hiến thận cho chồng

Khi biết chồng bị suy thận mạn tính, chị L. đã không ngần ngại muốn trao tặng cho anh một phần cơ thể của mình để cả hai cùng khỏe mạnh.

Bật báo động đỏ cứu nam thanh niên ‘chết lâm sàng’

Nam thanh niên đang theo dõi khối phình mạch tại bệnh viện đột ngột ngừng tuần hoàn, mất hoàn toàn ý thức, "chết lâm sàng".

Người đàn ông đi cấp cứu vì vết loét da gần vùng nhạy cảm

Người đàn ông 52 tuổi nhập viện vì sốt dài ngày không rõ nguyên nhân, khó thở, mệt nhiều, đau đầu, huyết áp tụt, đau ngực, chẩn đoán mắc loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm.

Ba người đàn ông khó thở chỉ sau 5 phút bị ong đốt

Chỉ sau 5 phút sau khi bị ong đốt nhiều vào vùng đầu, mặt, cả 3 người cùng xuất hiện cơn khó thở, tức ngực. Người dân phải gọi xe cấp cứu đưa họ vào viện.

Người đàn ông nhập viện trong đêm với cẳng tay dập nát

Máy cưa nước đá khiến cánh tay người đàn ông ở Đồng Nai đứt động mạch, đứt dây thần kinh, dập nát xương. Anh đối mặt với nguy cơ rất cao phải cắt bỏ một phần cánh tay.

Đang cập nhật dữ liệu !