Đà Nẵng: Sẽ cưỡng chế Cty Vinafor trả đất để xây Trung tâm Tim mạch

Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện Đà Nẵng) khởi công tháng 10/2015, theo kế hoạch thì tháng 1/2017 đưa vào hoạt động, nhưng đến nay đã trễ hơn 1 năm vẫn chưa xây dựng xong vì Công ty CP Vinafor Đà Nẵng không chịu trả đất cho TP!

Ngày 21/3, tin từ Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho hay, việc xây dựng Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện Đà Nẵng) dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng từ tháng 1/2017 nhưng đến nay đã chậm tiến độ hơn 1 năm do còn các hạng mục công trình chưa thi công vì vướng mặt bằng của Công ty CP Vinafor Đà Nẵng.

Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện Đà Nẵng) khởi công xây dựng ngày 13/10/2015, theo kế hoạch sẽ hoàn thành, đưa vào hoạt động trong tháng 1/2017... (Ảnh: HC)

Trước tình hình đó, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã kiểm tra thực tế và chỉ đạo Sở TN-MT chủ trì, phối hợp với UBND quận Hải Châu, BQL dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng (đơn vị điều hành dự án) cùng các đơn vị liên quan khẩn trương làm việc với Công ty CP Vinafor Đà Nẵng.

Theo đó, yêu cầu Công ty này khẩn trương bàn giao khu đất 138 Hải Phòng cho UBND TP Đà Nẵng, hạn cuối trước ngày 5/4/2018. Đến thời gian đó, nếu Công ty chưa bàn giao mặt bằng thì giao UBND quận Hải Châu chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thi hành việc xử lý cưỡng chế thu hồi đất theo quy định.

Trước đó, như Infonet đã đưa tin, tháng 10/2015, Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện Đà Nẵng) được khởi công xây dựng trên khu đất 3.560m2 ở số 138 – 140 Hải Phòng. UBND TP Đà Nẵng đã quyết định thu hồi khu đất 2.100m2 ỏ số 140 Hải Phòng (trụ sở cũ của Sở GTVT Đà Nẵng, vốn đã có chủ trương bán đấu giá) để khởi công xây dựng Trung tâm Tim mạch này.

Đến tháng 4/2017, UBND TP Đà Nẵng tiếp tục có Quyết định 1540/QĐ-UBND thu hồi khu đất 1.594m2 tại số 138 Hải Phòng (phường Thạch Thang, quận Hải Châu). Khu đất này được UBND TP Đà Nẵng giao cho Công ty CP Vinafor Đà Nẵng quản lý theo Quyết định 7198/QĐ-UBND ngày 19/9/2009, nay TP thu hồi để đầu tư xây dựng Trung tâm Tim mạch.

đến nay đã chậm tiến độ hơn 1 năm nhưng vẫn còn nhiều hạng mục công trình chưa xây dựng xong vì Công ty CP Vinafor Đà Nẵng không chịu trả đất mà TP giao quản lý! (Ảnh: HC)

Tại Quyết định 1540/QĐ-UBND, UBND TP Đà Nẵng cũng giao Công ty Quản lý Nhà Đà Nẵng phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ nhà, vật kiến trúc trên đất đối với khu nhà, đất nêu trên cho Công ty CP Vinafor theo quy định. Đồng thời gian Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Đà Nẵng quản lý chặt chẽ khu đất đã thu hồi sau khi bàn giao.

Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đà Nẵng do UBND TP Đà Nẵng làm chủ đầu tư với tổng mức hơn 236,2 tỉ đồng từ ngân sách TP. Gồm khối nhà 09 tầng nổi, 01 tầng hầm (quy mô 200 giường bệnh) có diện tích xây dựng 1.075m2, diện tích sàn sử dụng 11.828m2, chiều cao 37,55m. Kết cấu móng cọc bê tông ly tâm, khung cột, dần, sàn bê tông cốt thép và hệ thống kỹ thuật.

Các hạng mục phụ trợ gồm trạm khí y tế, trạm biến áp, nhà điều hành trạm xử lý nước thải, nhà chứa rác, nhà bảo vệ và tường rào, cổng ngõ. Công trình hạ tầng kỹ thuật với hệ thống xử lý nước thải, giao thông nội bộ, vịnh đỗ xe, sân nền, cây xanh, hệ thống điện, thoát nước ngoài nhà, bể nước ngầm...

Tại đây sẽ trang bị cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại để phục vụ tốt nhu cầu khám, chữa bệnh, điều dưỡng và phục hồi chức năng cho các bệnh nhân bị các bệnh lý tim bẩm sinh và mắc phải tại TP Đà Nẵng cũng như các tỉnh lân cận. Đồng thời đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe với kỹ thuật y tế tiên tiến về chẩn đoán, điều trị can thiệp, điều trị phẫu thuật và hồi sức tim mạch, nâng cao năng lực chuyên môn về ngành tim mạch.

Công trình dự kiến xây dựng trong vòng 15 tháng và khánh thành vào tháng I/2017, nhưng đến nay đã kéo dài gần 2 năm rưỡi vẫn còn có các hạng mục công trình chưa thi công được vì vướng mặt bằng mà Công ty CP Vinafor Đà Nẵng chưa chịu di dời, giao trả cho UBND TP Đà Nẵng.

HẢI CHÂU

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Đang cập nhật dữ liệu !