Có lo sợ nguy cơ nhiễm độc thủy ngân sau vụ cháy kho Rạng Đông?

Sáng nay, tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai có khoảng hơn 10 phóng viên có một số dấu hiệu bất thường sau khi tác nghiệp về đám cháy ngày 28/8 đến khám và xét nghiệm máu.

Ngày 28/8, trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung xảy ra vụ cháy lớn tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, giáp ranh phường Hạ Đình (Thanh Xuân - Hà Nội).

Sau nửa ngày được dập tắt, khói bụi từ đám cháy vẫn bao phủ (ảnh: Anh Hùng)

Sau vụ cháy còn tồn dư nhiều khói bụi, không khí nhiễm bẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân tại một số khu vực và cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn phường Hạ Đình.

Vì vậy, ngày 29/8, phường Hạ Đình đã ra thông báo về việc xử lý vệ sinh môi trường sau cháy.

Thông báo do Phó chủ tịch UBND phường Hạ Đình ký có nội dung: UBND phường khuyến nghị người dân không tiêu thụ các loại rau, hoa quả, gia cầm, cá, lợn... trong bán kính 1km kể từ tâm đám cháy trong thời gian 21 ngày.

Các loại rau, trái cây tự trồng trong bán kính 500 m cần được tiêu hủy. Cần sơ tán trẻ nhỏ, người già, ốm bệnh ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của cháy.

Thông tin này càng gây hoang mang dư luận khi trên mạng xã hội lan truyền thông báo có nội dung như sau: “Khoa chống độc bệnh viện Bạch Mai đề nghị tất cả anh chị em phóng viên tác nghiệp tại vụ cháy Rạng Đông có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, cay mắt... cần đến ngay khoa chống độc xét nghiệm thủy ngân trong máu”.

Phía đại diện Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết, phía bệnh viện mà cụ thể là khoa chống độc không ra bất cứ thông báo hay phát ngôn nào liên quan đến việc đề nghị mọi người đi khám vì lo ngại nhiễm độc thủy ngân sau vụ cháy ở Thanh Xuân. Đồng thời, phía bệnh viện không nhận được bất cứ công văn, đề nghị nào của chính quyền hay cơ quan chức năng có thẩm quyền về việc khám hay xét nghiệm cho người dân về vấn đề này.

Trong sáng nay, tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai có khoảng hơn 10 phóng viên có một số dấu hiệu bất thường sau khi tác nghiệp về đám cháy ngày 28/8 đến khám và xét nghiệm máu. Đa số phóng viên có 1 hay 1 số trong các triệu chứng phù mặt, khó thở, buồn nôn, đau đầu. Các bác sĩ đang khẩn trương xét nghiệm máu để xem có dấu hiệu liên quan đến thủy ngân hay không.

Một số phóng viên đang xét nghiệm thủy ngân tại bệnh viện

PGS.TS Trần Hồng Côn (nguyên giảng viên Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) cho biết, trong vụ cháy nhà máy sản xuất bóng đèn phích nước Rạng Đông không loại trừ khả năng có lượng thủy ngân bị thoát ra kèm theo khói bụi của vụ cháy.

“Khi sản xuất lượng thủy ngân có trong bóng đèn ở mức an toàn. Tuy nhiên, nếu bị vỡ nhiều thì lượng thủy ngân này có thể vỡ ra ngoài môi trường. Muốn biết thủy ngân có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không thì cần phải được đo đạc xem lượng tồn dư bao nhiêu, vượt ngưỡng so với chuẩn cho phép hay không”

Được biết, thủy ngân là một kim loại nặng rất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nếu hít phải thủy ngân ở liều lượng cao sẽ ngấm vào máu, tích lũy ở xương. Tùy vào liều lượng, nếu liều lượng cao sẽ tác động ngay lập tức, nếu liều lượng thấp sẽ ngấm vào máu sau đó vài ba năm mới xuất hiện bệnh.

Ông Nguyễn Đoàn Thăng – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông – cho biết, vụ cháy xảy ra lúc 18h ngày 28/08/2019 tại bộ phận sản xuất bóng đèn dây tóc, ống đèn CFL và một kho thành phẩm tại cơ sở Hạ Đình của công ty, đến 22h cùng ngày lửa cháy đã được khống chế, không lan sang khu vực sản xuất LED và nhà dân xung quanh.

Lực lượng PCCC phối hợp cùng CBCNV công ty đã di chuyển được nhiều tài sản, hạn chế thiệt hại cho công ty. Vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng cũng đã gây thiệt hại lớn về tài sản cho công ty.

Theo ước tính ban đầu, Bóng đèn Phích nước Rạng Đông bị thiệt hại khoảng 150 tỷ đồng, dưới 5% tổng tài sản của công ty.

HĐQT đã thành lập Ban chỉ đạo khắc phục sự cố hỏa hoạn tại khu vực sản xuất đèn dây tóc, ống đèn CFL và nhà kho thành phẩm do Phó TGĐ Trần Trung Tưởng làm Trưởng ban.

Hoàng Thanh

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !