‘Cô bé’ viêm nhiễm tái đi tái lại, bác sĩ chỉ ra thủ phạm là thói quen của vợ hoặc chồng

Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ. Vì nhiều lý do, khách quan cũng như chủ quan mà nhiều khi bệnh đã được điều trị nhưng vẫn tái đi tái lại.

Mệt mỏi vì viêm nhiễm vùng kín

Chị Lê Thị Duyên – 41 tuổi, thành phố Thái Bình tâm sự chị bị viêm vùng kín hơn 2 năm nay và đã đi khám, đặt thuốc rất nhiều lần nhưng chỉ được 2, 3 tháng là lại tái phát lại.

Vì viêm nhiễm tái đi tái lại khiến chị Duyên rơi vào stress. Chị nhiều lần cất công lên Hà Nội điều trị nhưng bệnh không khỏi dứt điểm. Chị Duyên lên mạng tìm hiểu đủ các bác sĩ từ mẹo cho đến các viên đặt phụ khoa khác nhau. Có lần, chị Duyên mua thuốc đặt thấy xổ ra dịch như bã đậu rất nhiều chị cứ tưởng sau đó sẽ khỏi nhưng tháng sau vùng kín lại râm ran ngứa và xuất hiện dịch.

Chán nản, chị Duyên đành sống chung với viêm nhiễm. Gần đây nhất, chị đọc thông tin viêm nhiễm lâu có thể gây ung thư nên chị lại đến tìm bác sĩ thêm lần nữa. Sau khi khám bác sĩ cho biết chị Duyên bị viêm vùng kín, viêm lộ tuyến tử cung. Tìm hiểu thói quen hàng ngày, bác sĩ mới phát hiện trước đó chị Duyên rất sạch sẽ, ngày rửa vùng kín 2,3 lần với xà phòng bánh. Điều này khiến vùng kín mất độ cân bằng Ph dẫn tới vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.

Sau khi bị viêm nhiều lần, chị Duyên lại tự đặt thuốc khi thấy ngứa, thấy viêm mà không theo đơn của bác sĩ.

{keywords}
BS Lê Thị Hiếu

Thủ phạm viêm vùng kín

Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hiếu – chuyên khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa An Việt, các dấu hiệu phổ biến khi bị viêm nhiễm phụ khoa, đó là huyết trắng ra nhiều, ra suốt cả tháng; huyết trắng mùi hôi, có màu và tính chất bất thường như dạng bột trắng bã đậu, dạng trắng đục và đặc như mủ, màu vàng xanh,….; vùng kín đau, ngứa, rát nhất là khi quan hệ tình dục, ra máu bất thường. Nặng hơn, có thể gây đau lưng, đau tức vùng bụng dưới, tiểu buốt, tiểu giắt, tiểu ra máu.

BS Hiếu cho biết viêm vùng kín do cấu tạo mở của hệ sinh dục nữ, nên vùng kín rất dễ bị tác động, tấn công và gây bệnh. Bởi vậy, chỉ cần sơ ý trong vệ sinh, sinh hoạt hoặc cách bảo vệ không đúng, vùng kín sẽ bị tác động dẫn tới viêm nhiễm.

Sơ ý thường gặp nhất, bác sĩ Hiếu cho rằng yếu tố vệ sinh kém dẫn đến vi khuẩn tấn công làm nhiễm trùng âm hộ, âm đạo. Ngược lại, nhiều chị em cũng có thói quen vệ sinh quá kỹ cũng khiến “cô bé” bị viêm nhiễm. Rất nhiều chị em, sau khi điều trị viêm nhiễm xong, bệnh lại quay về nhanh chóng chỉ vì các nguyên nhân chủ quan, họ đã hiểu sai là chỉ cần đặt thuốc, uống thuốc là đủ rồi, không cần giữ gìn gì thêm nữa.

Ngoài ra, bạn tình cũng là nguyên nhân gây viêm phụ khoa ở phụ nữ. BS Hiếu cho rằng rất nhiều trường hợp, dù người vợ đã tuân thủ rất đúng các nguyên tắc vệ sinh vùng kín, mà không biết, thủ phạm khiến bệnh viêm nhiễm phụ khoa không thể khỏi được là do người chồng. Hoặc người chồng không vệ sinh sạch sẽ hoặc họ đang nhiễm một tác nhân gây viêm nhiễm nào đó.

Đối với nam giới, biểu hiện bệnh viêm nhiễm bởi các tác nhân thường gây viêm nhiễm phụ khoa rất ít được biểu lộ rõ. Các tác nhân vi khuẩn, virus này ẩn nấp trong cơ quan sinh dục của chồng và khi quan hệ tình dục với vợ, quý ông đã “hồn nhiên” truyền bệnh cho vợ mà không hay biết.

Việc mất cân bằng PH âm đạo và suy giảm lợi khuẩn cũng là thủ phạm khiến vùng kín viêm đi viêm lại. Có thể do việc sử dụng thuốc đặt phụ khoa, dùng kháng sinh kéo dài, sử dụng nước vệ sinh hoặc cách vệ sinh vùng kín không đúng cách,… khi tiêu diệt vi khuẩn có hại thì tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng pH âm đạo. Một số yếu tố tác động khác cũng ảnh hưởng tới PH âm đạo như mất cân bằng nội tiết tố nữ, stress,…

Khi có dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín, bác sĩ Hiếu khuyến cáo chị em nên đi khám chuyên khoa phụ sản tìm nguyên nhân trị dứt điểm. Ngoài ra, chị em không nên tự mua kháng sinh về đặt theo mách bảo hoặc theo đơn thuốc lần trước, việc này có thể khiến chị em bị kháng thuốc mà bệnh lại càng dễ tái đi tái lại.

Khánh Chi

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

4 dấu hiệu dễ bị bỏ qua của tiền ung thư đại trực tràng

Tổn thương tiền ung thư đại trực tràng không đau đớn khiến nhiều người nhầm với bệnh vặt nên không đi khám. Tế bào ác tính âm thầm xâm lấn, di căn tới các bộ phận khác.

Vị thuốc 'quý như vàng' giúp phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Tam thất là vị thuốc quý, còn được gọi là kim bất hoán (vàng không đổi), bởi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

Cách giải rượu bằng loại lá quen thuộc, giá rẻ

Nước lá dong có thể giảm tình trạng say rượu, giúp mát gan, giải độc. Bạn chỉ cần nấu nước hoặc giã lấy nước uống.

Các yếu tố tác động tới nồng độ cồn sau khi uống rượu bia

Cùng uống một lượng rượu như nhau nhưng nồng độ cồn trong máu của mỗi người có thể khác biệt.

Bác sĩ tim mạch chỉ ra loại rượu gây hại cho huyết áp nhất

Rượu pha với soda, cocktail, rượu có hàm lượng cồn cao dễ làm trầm trọng thêm tình trạng cao huyết áp.

Đang cập nhật dữ liệu !