Cơ sở thẩm mỹ mở cửa trở lại: Cách nào đảm bảo an toàn?

 “Mặc dù đã nhiều ngày Việt Nam không có ca mắc mới Covid-19 ngoài cộng đồng. Đây là một tín hiệu đáng mừng nhưng chúng ta tuyệt đối không thể chủ quan, tránh để bùng phát dịch lần 2”.

{keywords}
Cơ sở thẩm mỹ mở cửa trở lại: Cách nào an toàn?

Đây là chia sẻ của PGS. TS Trần Đắc Phu, cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (PHEOC) tại buổi công bố quy trình dịch tễ phòng chống Covid- 19 tại Zema Việt Nam diễn ra vào sáng 17/5.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, trong thời điểm hiện nay Chính phủ đặt ra mục tiêu phải đạt mục tiêu kép- vừa phát triển kinh tế vừa chăm sóc sức khoẻ cho người dân, đặc biệt là phòng chống dịch Covid-19.

Theo đó, đến thời điểm hiện nay, gần như nới lỏng toàn bộ, thiết lập trạng thái trong tình hình mới, các hoạt động được mở cửa trở lại (chỉ trừ vũ trường, karaoke chưa được phép).

“Chúng tôi nghĩ rằng các hoạt dịch vụ mang ý nghĩa cho cuộc sống, cũng phải làm như thế nào để phục vụ cho người dân được tốt hơn, người dân được chăm sóc tốt hơn, ngay kể cả ở những cơ sở thẩm mỹ, spa, nail, hair... Việc đảm bảo phòng chống dịch tại những cơ sở này nói riêng và các dịch vụ khác nói chung phải làm sao an toàn cho khách hàng, cho người dân, rất quan trọng. Không thể để một cơ sở dù là dịch vụ gì có sự lây từ nhân viên tới khách hàng, rồi từ khách hàng lây ra khách hàng khác...”, PGS. TS Trần Đắc Phu nói.

Ông cũng cho biết thêm ngay cả các cơ sở tiêm chủng, lao động sản xuất... cũng phải xây dựng quy trình phòng chống dịch. Do đó, dù không phải là cơ sở y tế, nhưng do thường xuyên tiếp xúc gần với hàng nghìn học viên, khách hàng và nhân viên, nên hệ thống thẩm mỹ viện (TMV) phải đảm bảo yếu tố phòng, chống dịch Covid-19 như cơ sở y tế, để an toàn cho mọi người, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn phức tạp ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Với đặc thù thường tiếp xúc gần với khách hàng, PGS. TS Trần Đắc Phu đã xây dựng quy trình dịch tễ đối với cơ sở thẩm mỹ dựa trên ba yếu tố chính: Khách hàng, nhân viên và cơ sở hạ tầng.

Cụ thể: đối với khách hàng khi đi làm đẹp, PGS. TS Trần Đắc Phu khuyến cáo cơ sở kinh doanh phải phát khẩu trang, xịt sát khuẩn, đo thân nhiệt và đề nghị khách hàng khai báo y tế bắt buộc. Việc làm này giúp phát hiện ngay những người có thể mắc bệnh Covid-19 hoặc các bệnh truyền nhiễm khác ngay từ khi bắt đầu tới.

Đối với nhân viên tại các cơ sở chăm sóc sắc đẹp cũng phải được sử dụng đồ bảo hộ (đeo khẩu trang, sử dụng kính chắn giọt bắn...) trong suốt quá trình làm việc, đo thân nhiệt và giãn cách khách hàng cũng như các nhân viên khác. Đặc biệt, các nhân viên cũng phải được tập huấn thuần thục thực hiện các quy trình và xác định rõ tinh thần: phòng bệnh cho khách hàng cũng là phòng bệnh cho chính mình.

Đối với các cơ sở cần thực hiện các biện pháp xoa, lau chùi phòng dịch bệnh. Cụ thể, nhân viên tạp vụ cần lau chùi bằng dung dịch sát khuẩn cồn 70% ít nhất 2 lần/giờ tại các khu vực: tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, nút bấm thang máy, ghế ngồi, bồn cầu, vòi nước nhà vệ sinh. Tương tự sàn nhà được lau thường xuyên bằng dung dịch xà phòng với tần suất ít nhất 4 lần/ngày (vào giờ làm, trước giờ nghỉ trưa, sau giờ nghỉ trưa và trước giờ ra về). Phòng điều trị được trang bị nước rửa sát khuẩn tay ngay cửa để khách hàng sử dụng mỗi lần khi ra vào…

PGS. TS Trần Đắc Phu cũng nhấn mạnh, mặc dù đã nhiều ngày Việt Nam không có ca mắc mới Covid-19 ngoài cộng đồng. Đây là một tín hiệu đáng mừng nhưng chúng ta tuyệt đối không thể chủ quan tránh để bùng phát dịch lần 2.

N. Huyền 

 

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !