Chủng mới lây lan rất nhanh, chỉ 1-2 ngày đã bùng thành ổ dịch, người dân làm gì để phòng bệnh?

“Chủng mới lây lan rất nhanh, chỉ 1-2 ngày đã bùng lên như ổ dịch ở xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”, PGS. TS Trần Đắc Phu cảnh báo. 

{keywords}
Chủng mới lây lan rất nhanh, chỉ 1-2 ngày đã bùng lên như ổ dịch, người dân làm gì  phòng bệnh? (ảnh minh hoạ)

Gần đây, số ca Covid-19 ghi nhận tại nước ta tăng cao kỷ lục, trong đó riêng ngày hôm qua (9/5) con số ca mắc đã lên tới 92 ca, theo dự báo con số này còn tiếp tục tăng.

Trong vòng 14 ngày (27/4-10/5), dịch Covid-19 đã lan rộng khắp 25 tỉnh, thành trên cả nước. Theo số liệu Bộ Y tế công bố tính đến trước 12h trưa hôm nay (10/5), đã có 411 ca mắc mới trong cộng đồng... Trong đó có nhiều ổ dịch lớn như tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K, quán bar Sunny (Vĩnh Phúc), xã Mão Điền (Thuận Thành, Bắc Ninh), Thẩm mỹ viện quốc tế AMIDA; đặc biệt đã bước đầu xuất hiện các ca bệnh trong khu công nghiệp, trường học. 

Trong khi đó, chiều 9/5, Bộ Y tế cho biết, 8 mẫu của ca bệnh Covid-19 tại Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình cho thấy đều thuộc biến thể B1.167.2 của Ấn Độ.

Trước đó, Việt Nam cũng đã ghi nhận mẫu bệnh phẩm của ba bệnh nhân mắc Covid-19 là những nhân viên quán Bar Sunny, Vĩnh Phúc cho kết quả thuộc chủng B.1.617.2, là biến thể của Ấn Độ.

Phong tỏa hai bệnh viện, nhiều ca F0 trong cộng đồng, Hà Nội vì sao chưa giãn cách?

Phong tỏa hai bệnh viện, nhiều ca F0 trong cộng đồng, Hà Nội vì sao chưa giãn cách?

Hà Nội dù chưa giãn cách nhưng áp dụng nhiều biện pháp như, yêu cầu người dân không ra đường khi không cần thiết, cấm tụ tập đông người, đóng cửa các quán bar, karaoke, hàng ăn vỉa hè, học sinh nghỉ học…

Chia sẻ với phóng viên Infonet, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng Bộ Y tế, cho biết tình hình dịch tại nhiều nước đang rất “nóng”, tình hình lây nhiễm nhanh, khó kiểm soát.

Tại Việt Nam, đợt dịch lần 4 đang bùng phát với diễn biến phức tạp. Từ ngày 5/5, số ca mắc liên tục tăng từ 18 ca ghi nhận trong nước lên 64 ca vào ngày 6/5. Đến ngày hôm qua (9/5), con số này tăng vọt lên 92 ca. Đặc biệt, trong bản tin 6h sáng 10/5, Bộ Y tế đã công bố có đến 78 ca lây nhiễm trong cộng đồng. 

“Lần này, Việt Nam ứng phó cùng lúc với 2 biến thể của virus SARS-CoV-2 gồm biến thể của Anh và biến thể kép của Ấn Độ, đều là biến thể có tốc độ lây lan nhanh.

Chủng mới lây lan rất nhanh, chỉ 1-2 ngày đã bùng lên như ổ dịch ở xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (chiếm đến 71 trong số 89 ca mắc của tỉnh Bắc Ninh từ ngày 5/5 đến tối 9/5)”, TS Phu cảnh báo. 

Ngoài ra, cũng xuất hiện nhiều ổ dịch, nhiều hình thái lây mới: lây ở bệnh viện, trong cộng đồng, trên máy bay, trong quán bar, karaoke, lây trong khu cách ly… lây từ những chỗ nguy cơ cao. 

Những hoạt động tụ tập đông người (đám cưới, quán bia, lễ hội…), môi trường kín (quán bar, karaoke), những chỗ đông người, gặp nhau giữa những đối tượng không quen biết (như bệnh viện…) là những nơi đặc thù có nguy cơ lây nhiễm cao, rất nguy hiểm.

“Những nơi này trước đó Bộ Y tế đã cảnh báo có nguy cơ cao, nếu dự phòng tốt chúng ta vẫn tránh được”, TS Phu nhấn mạnh. 

Mặc dù vậy theo TS Trần Đắc Phu, người dân cũng không nên hoang mang lo lắng; chúng ta vẫn đang kiểm soát được các ổ dịch, vẫn xác định được nguồn lây, như ở phía Bắc chủ yếu vẫn liên quan đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K, Đà Nẵng…

“Điều sợ nhất là không biết được nguồn lây, khó truy vết”, TS Phu nhấn mạnh. Dẫu vậy, ông cũng khuyến cáo người dân không được chủ quan, cần nâng cao cảnh giác, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K, hạn chế việc tụ tập đông người không cần thiết, khi ra khỏi nhà cần đeo khẩu trang…

Trong đó, khẩu trang, khử khuẩn đóng vai rất quan trọng. Bên cạnh đó, đặc biệt lưu ý đến khai báo y tế. Bởi theo ông Phu, số ca mắc tại nước ta hiện còn ít, truy vết còn tác dụng.

Ngoài ra, vì lây trong phòng kín nên TS Phu cũng khuyến cáo người dân mở của thông thoáng như công sở, lớp học…

Trước diễn biến dịch căng thẳng, nhiều ý kiến cho rằng cần thiết phải thực hiện giãn cách xã hội. Trong đó, PGS TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc BV ĐH Y Hà Nội cho rằng, khi Covid-19 đã xâm nhập vào "thành trì cuối cùng" (hai bệnh viện tuyến cuối - PV) thì việc giãn cách xã hội là cần thiết.  

Việc giãn cách trong thời điểm này nhằm để các bộ phận chức năng truy vết khoanh vùng đồng thời nâng cao ý thức cảnh giác của người dân, bảo vệ cho bản thân và gia đình mình. 

Theo PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, đợt đợt giãn cách có thể ngắn ngày, phụ thuộc vào khả năng của y tế và các lực lượng vũ trang. Khi đã khoanh được vùng có thể sớm bỏ giãn cách để trở lại trạng thái bình thường.

N. Huyền 

 

Hai vợ chồng bác sĩ BV K vào cách ly, dặn con nhỏ chuẩn bị sẵn mọi tình huống

Hai vợ chồng bác sĩ BV K vào cách ly, dặn con nhỏ chuẩn bị sẵn mọi tình huống

"Khi nhận thông báo triệu tập vào viện gấp các con còn đang ngủ, nhìn các con mà chảy nước mắt nhưng vì nhiệm vụ phải lên đường" - TS.BS Phùng Thị Huyền –Trưởng khoa Nội 6, Bệnh viện K Trung ương, chia sẻ

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !