Chữa bệnh cho hàng nghìn người nhưng không ai biết lai lịch "cô Nhung thần y"?

Những clip chia sẻ của công chúa thuốc lào trên mạng về cách chữa bệnh kỳ quặc nhanh chóng được nhiều người chia sẻ và bệnh nhân ở các nơi dồn dập đến Đông Anh Hà Nội để hi vọng được "công chúa thuốc lào" chữa bệnh.

Người dân xếp hàng chờ cô Nhung khám bệnh

Không khỏi được

Nhiều người không tiếc lời khen ngợi “công chúa thuốc lào” là thánh cô, là "bồ tát sống" đã ra tay giúp người nghèo.
Hàng trăm bệnh nhân vẫn xếp hàng hi vọng được thần y chữa bệnh, họ coi đây là phép màu sẽ đến nhưng thực tế không ít người không chữa được bệnh mà còn rước thêm họa vào người.

Trường hợp của bà Ngô Thị Hương (thôn Cán Khê, Nguyên Khê) là điển hình. Bà Hương bị ngọng từ hơn chục năm nay, đi chữa chạy nhiều nơi cũng không cải thiện được. Khi phóng viên đến trò chuyện, bà Hương vẫn nói ngọng, giọng của bà vô cùng khó nghe.

Bà Hương kể, tuần trước có ra cô Nhung điều trị, cô dùng khăn quấn qua lưỡi và rút mạnh lưỡi bà nhiều lần, dẫn tới chảy máu phần cuống lưỡi khiến bà vô cùng đau đớn.

Sau lần khám này, bà Hương đau không ăn được, bà chỉ húp nước cháo. Bà Hương lia lịa lắc đầu khi được hỏi sau khi cô Nhung điều trị bệnh của bà có được cải thiện không; đồng thời bà diễn đạt rất đau, rất sợ không dám đến gặp "cô" Nhung lần nữa.

Riêng thôn Cán Khê, bà Nguyễn Thị Đảm cũng đã từng là bệnh nhân được “cô” Nhung kéo lưỡi chữa cho hết câm. Em dâu bà Đảm kể, bà Đảm sau khi đi kéo lưỡi về đau không ăn được, chỉ nuốt được tý cháo.

Bà Đảm mặc dù câm điếc bẩm sinh nhưng hoàn toàn có thể “nghe” được thông qua việc nhìn khẩu hình và biểu đạt bằng tay của người đối diện; thậm chí, cô có thể “nói” với âm không thành tiếng nhưng người nghe vẫn hiểu được phần nào. Thấy mọi người quảng cáo “thần y” nên bà Đảm đến nhờ chữa bệnh và đến nay đau không nói được chứ chưa nói đến nói ngọng khó nghe.

Lúc đầu “cô" Nhung chữa bệnh, người dân trong thôn đến chữa đông nhưng không ai khỏi nên mọi người thôi, còn người từ nơi khác dồn về ngày càng đông hơn người dân trong làng thấy từ ngày cô Nhung chữa bệnh thôn lúc nào cũng tấp nập hơn.

Mọi người chẳng biết Cô Nhung là ai, đến từ đâu chỉ biết cô chữa bệnh cứu người thì đến khám.

"Cô" Nhung có Facebook là "Công chúa thuốc lào", quay clip chữa bệnh lên Facebook cá nhân và kêu gọi mọi người chia sẻ và like Fanpage của mình.


Cách chữa nguy hiểm

Thầy thuốc Nhân dân, BS. Trần Văn Bản- Chủ tịch Hội đông y Việt Nam cho biết theo quan điểm y học cổ truyền có cách chữa bệnh bằng xoa bóp bấm huyệt nhưng với cách chữa này thì không đúng.

Trong xoa bóp, bấm huyệt có hình thức kéo, vặn… Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, đòi hỏi người thầy thuốc phải có kiến thức nhất định, để làm từ bệnh lý bình thường không nặng thêm, không gây tổn thương đến xương khớp của người bệnh. Nếu không phải là một thầy thuốc chuyên sâu thì rất nguy hiểm, bởi việc kéo giãn, bẻ, vặn nếu không được thực hiện bởi thầy thuốc có kiến thức chuyên sâu dễ gây mẻ, vỡ thậm chí gẫy xương, tổn thương bao dịch ổ khớp… hoặc mất tư thế giải phẫu đi, sẽ gây tổn hại trầm trọng hơn đến người bệnh.

Ông Bản nhận định, thầy thuốc phải có trình độ chuyên môn nhất định về giải phẫu thì lúc đó mới làm, không được làm tùy tiện, không thể cứ kéo ra rồi bẻ gấp khi tư thế bình thường các cơ khớp vốn bị chèn chặt, dính với nhau rồi, như vậy rất nguy hiểm.

Với trường hợp đang liệt, sau khi kéo rút họ đi lại được vì bị liệt khớp cứng, dây chằng gân cơ được kéo giãn, khớp được thả ra, dây chằng giãn ra, do vậy có thể hoạt động được ở một mức độ nhất định.

Tuy nhiên, nếu không chữa cơ bản thì cơ khớp lại sẽ co vào giống như dây cao su kéo thì giãn ra nhưng bỏ tay khi lại co vào bình thường. Do đó, cần luyện tập, thầy thuốc phải có kinh nghiệm, kéo giãn theo đúng tư thế giải phẫu lúc đó mới đạt yêu cầu. Việc chữa này phải đòi hỏi các bác sĩ chuyên khoa.

Với trường hợp câm, ngọng… kéo lưỡi ra có thể vận động được nhưng chỉ với người bị cơ lưỡi bị co lại, não vẫn hoạt động…. do vậy có thể nói u ơ được còn ngược lại não có vấn đề cộng với lưỡi co cơ thì kéo lưỡi không thể giải quyết được.

Không rõ lai lịch

Ông Nguyễn Mạnh Hồng, Phó chủ tịch UBND xã Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội cho biết: Sau khi nhận được thông tin về việc tổ chức khám chữa bệnh trái phép (dù không thu tiền), chính quyền đã can thiệp, giải tán không cho chữa bệnh.

Ông Hồng cho biết, trường hợp "cô" Nhung tên là Nguyễn Nhung, không được hành nghề chữa bệnh và sẽ trục xuất ra khỏi địa phương. Ông Hồng cho hay, hiện cũng chưa rõ lai lịch cụ thể của cô Nhung chỉ biết người này ở Yên Viên, Gia Lâm, chữa bệnh không lấy tiền.

“Dù là chữa bệnh không lấy tiền nhưng việc khám chữa bệnh tùy tiện, không có giấy phép hành nghề, không chính thống dễ để lại nhiều hệ lụy, gây ảnh hưởng đến đời sống, xã hội” –ông Hồng nói. Hiện UBND xã Nguyên Khê đã đình chỉ cơ sở hoạt động này.

Clip "cô" Nhung chữa bệnh:


Hàng nghìn người xếp hàng chờ "cô Nhung thần y" chữa bệnh

Khánh Ngọc

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !