Cấp cứu co giật bằng cắn ngón tay: "Có một phần lỗi của ngành y tế"

Trên mạng rộ lên tấm hình hai anh cảnh sát cơ động cấp cứu cháu bé động kinh. Một anh bế cháu bé, anh kia cho ngón tay vào miệng, và cháu bé cắn ngón tay anh ấy, làm anh ấy đau quá, nhăn mặt lại. Tấm ảnh quá đẹp, sắc nét, rõ ràng, đầy thần thái. Thấy mà thương ghê.

Hình ảnh đẹp nhưng không nên làm theo

Có lẽ đối với những người ngoài ngành y, không biết về cấp cứu, thì đây là một hành động quên mình vì người bệnh. Ngay cả với một số người trong ngành y nhưng kiến thức về cấp cứu động kinh chưa được tốt lắm, có thể cũng có chút nhầm lẫn trong việc này.

Còn nhớ hồi nào, đội tuyển bóng đá nam Việt nam đi tham dự giải đấu quốc tế ở một nước Đông Nam Á nào đó, nhiều cầu thủ bị đau mắt. Và theo thông tin trên báo chí thì các bác sĩ của đội tuyển đã chữa đau mắt cho các cầu thủ bằng cách vắt chanh vào mắt họ.

Thực ra thì rất nhiều kiến thức y học được truyền miệng trong dân gian từ xưa đến giờ không đúng với bản chất của y học chính thống. Chuyện cắn trúng lưỡi có thể gây chết người là chuyện trong phim ảnh. Trên thực tế, bản thân tôi đã khoảng vài trăm ca rách lưỡi sau chấn thương, nhưng chưa thấy ai chết vì lưỡi bị rách cả.

Rồi thịt bò, cam... là những chất bổ dưỡng sau mổ, sau khi bị thương. Chúng không phải là tác nhân gây ra sẹo lồi hay nhiễm trùng (chảy nước vàng). Cũng chẳng biết từ đâu mà trong dân gian lại truyền tụng câu chuyện ăn cam thì bị rỉ nước vàng, ăn thịt bò thì bị sẹo lồi.

Cam chứa nhiều chất bổ, đặc biệt là Vitamine C tự nhiên, có thể giúp gia tăng khả năng đề kháng của con người, tức là tăng khả năng chống nhiễm trùng, hơn là gây ra nhiễm trùng. Sẹo lồi được biết là do cơ địa, hoặc do khu vực của vết thương phải cử động co duỗi nhiều. Không có nghiên cứu nào chứng minh thịt bò gây ra sẹo lồi cả...

Trở lại với câu chuyện cấp cứu co giật bằng cách đút ngón tay vào miệng. Ở đây có phần lỗi của y tế. Xem lại vài hướng dẫn cấp cứu co giật của ngành y, có đoạn dùng cây đè lưỡi, hay vật cứng, cuốn gạc, nhét vào miệng bệnh nhân, giữa hai hàm răng. Sau này, người ta dùng cannula Mayo để làm việc ấy.

Tuy nhiên, việc mà các hướng dẫn y tế khuyến cáo không nhằm mục đích chống cắn vô lưỡi, mà là tạo đường thông khí. Không biết do không được giải thích kĩ hay không, mà khi những người tiếp nhận nó lại nghĩ rằng, việc đó là nhằm để chống cắn vô lưỡi.

Co giật có nhiều loại. Loại chúng ta hay gặp là những cơn động kinh toàn thân. Nếu là những cơn động kinh thì thường nó chỉ kéo dài dưới 1 phút (còn nếu kéo dài lâu thì bệnh nhân khó sống nổi, dù có xảy ra ngay tại phòng cấp cứu). 

Khi cơn động kinh xảy ra, người ta chỉ có thể dọn dẹp những thứ có thể gây thương tổn cho người bệnh xung quanh khu vực bệnh nhân đang nằm. Và cố gắng (trong mức có thể), xoay đầu bệnh nhân qua một bên, để tránh đàm nhớt, chất nôn tràn vào phổi. Lúc ấy cũng chẳng ai có thể cạy răng người bệnh để nhét cái gì vào cả.

Chỉ khi những cơn co giật ngắn nhưng diễn ra liên tiếp, thì người ta mới chen vào giữa các cơn, để đặt các vật nói trên vào giữa hai hàm răng, ngăn không cho cơ co cứng làm tắc nghẽn đường thở. Việc này thường chỉ được thực hiện bởi nhân viên y tế hoặc nhân viên cấp cứu được huấn luyện đầy đủ. 

Ngoài ra, điều quan trọng là khi bệnh nhân đang co giật, người ta không di chuyển bệnh nhân. Ngoài việc xoay đầu bệnh nhân qua một bên, người ta còn có thể cung cấp thêm oxy cho bệnh nhân, để tăng thêm lượng oxy khi bệnh nhân hít vô. Lúc này, do sự co cứng cơ, động tác hít vô có thể sẽ rất giới hạn.

Có thể các chiến sĩ cảnh sát cơ động của chúng ta trong bức hình trên đã được hướng dẫn, nhưng công tác hướng dẫn chưa được đầy đủ, nên hiểu sai ý nghĩa của việc cấp cứu co giật. Từ đó dẫn đến việc ôm bệnh nhân chạy và đưa ngón tay vào miệng bệnh nhân. 

Động tác khiêng gấp người bệnh nhân, cùng việc đưa ngón tay vào miệng bệnh nhân, có thể làm giảm dung tích thở, làm tắc nghẽn đường thở, gia tăng nguy hiểm cho người bệnh.

TS Võ Xuân Sơn

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !