Cảnh giác liệt nửa mặt do lạnh

Đang giữa mùa đông, miền Bắc giá lạnh, số bệnh nhân đến khám chữa vì méo mồm, liệt mặt cũng gia tăng đáng kể tại một số bệnh viện, trong đó có Bệnh viện Châm cứu Trung ương, có ngày lên tới 20 - 30 bệnh nhân đến khám.

Liệt nửa mặt do lạnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chiếm tỷ lệ nhiều hơn cả là người lớn, đặc biệt là người cao tuổi.

Liệt nửa mặt là gì?

Liệt nửa mặt (méo mồm) hay còn gọi là méo miệng hoặc liệt thần kinh số 7 ngoại biên. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), liệt mặt ngoại biên là hội chứng tổn thương dây thần kinh số 7, làm giảm hoặc mất khả năng vận động các cơ ở mặt do dây thần kinh số 7 chi phối. Nghiên cứu cho thấy bệnh này khá phổ biến, với tỷ lệ khoảng 26/100.000 dân. Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nhưng thường gặp nhất ở người cao tuổi.

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên gây liệt mặt ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý (ngại giao tiếp) của người bệnh, gây khó khăn trong sinh hoạt và việc điều trị cũng gặp khá nhiều phiền phức, phải mất một khoảng thời gian nhất định và bệnh cũng có thể tái phát.

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây liệt mặt, méo miệng nhưng 75% là do lạnh đột ngột làm ảnh hưởng tới dây thần kinh số 7 gây liệt mặt ngoại biên. Đa phần người bệnh khi ngủ dậy đi tiểu đêm (người cao tuổi, nhất là nam giới bị bệnh tiền liệt tuyến hoặc người mắc bệnh về thận, bệnh tiểu đường) gặp lạnh đột ngột do phòng ngủ không kín gió hoặc khi ra khỏi nhà gặp lạnh đột ngột, khi trở về bỗng thấy một bên mặt hơi cứng, tê khác thường, xệ xuống, miệng méo sang một bên. Lý do là dây thần kinh số 7 bị nhiễm lạnh đột ngột. Đoạn dây thần kinh số 7 nằm trong ống xương đá, vốn dĩ đã bị lạnh (do không có cơ che phủ dây thần kinh), do đó, khi gặp gió lạnh đột ngột, không khí lạnh buốt từ bên ngoài khiến cho nó càng nhanh bị nhiễm lạnh thêm. Khi bị nhiễm lạnh đột ngột, mạch máu bị co thắt lại dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng và sưởi ấm làm cho dây thần kinh sẽ bị phù nề, bị chèn ép và dẫn đến liệt. Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên ngoài nguyên nhân do lạnh là chủ yếu, một số trường hợp có thể do nhiễm virut cúm bởi độc lực của chúng làm ảnh hưởng xấu đến dẫn truyền của dây thần kinh số 7.

Liệt mặt ngoại biên gây méo miệng, mắt không khép được do tổn thương dây thần kinh số 7.

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là liệt toàn bộ hoặc một phần cơ mặt, mờ nếp nhăn trên trán, má, mũi. Vì vậy, thường người bệnh vừa ngủ dậy có thể tự mình phát hiện qua hoạt động vệ sinh buổi sáng như khó chải răng, khó súc miệng, khó ăn sáng, nhất là khi soi gương thấy mất cân xứng nửa mặt, nhân trung, môi miệng xếch về một bên, không nhắm kín được mắt ở bên liệt, nét mặt mất sự linh hoạt hoặc không chúm môi được. Người bệnh phát hiện ra mình nói ngọng, khó nói, miệng khép không kín và chảy nhiều nước dãi, nước mắt chảy nhiều hơn bình thường. Một số trường hợp bị loạn vị giác (không nhận biết chua, cay...) hoặc bị rối loạn thính giác (nghe kém hẳn). Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt, giao tiếp (ngại giao tiếp do nói không được tốt), ăn, uống  hàng ngày.

Tuy vậy, nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách, bệnh có thể được chữa khỏi từ 70 - 100%. Trường hợp nhẹ có thể hồi phục sau vài tuần, nếu nặng có thể vài tháng. Nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, co giật nửa mặt. Nguy hiểm nhất là bị viêm loét giác mạc do mắt không nhắm được gây khô mắt, nhiễm khuẩn giác mạc dẫn đến viêm, loét giác mạc.

Về điều trị

Khi bị liệt nửa mặt (méo mồm) do lạnh, cần nhanh chóng đến khám ở bệnh viện, tốt nhất là khám bệnh viện đông y. Bởi vì liệt dây thần kinh số 7 do lạnh là một bệnh lành tính và thường được chữa khỏi hoàn toàn khi đến viện khám, điều trị sớm. Đến viện muộn hoặc để ông lang (lang băm) không có chuyên môn về y học chữa trị, bệnh sẽ không khỏi và rất dễ để lại những di chứng về thẩm mỹ do mặt không thể trở về được như bình thường, nguy hiểm hơn là gây biến chứng loét giác mạc ảnh hưởng xấu đến tầm nhìn và có thể gây mù lòa. Tại các bệnh viện sẽ được điều trị khẩn trương: vừa điều trị tây y (vitamin B1 liều cao, kháng viêm, thuốc nhỏ mắt...) đồng thời kết hợp châm cứu và lý liệu pháp.

Lời khuyên của thầy thuốc

Điều quan trọng nhất là tránh gió lạnh đột ngột. Vì vậy, buổi tối trước khi đi ngủ, cần đóng kín cửa để tránh gió lùa và không để khí lạnh ở ngoài tràn vào phòng ngủ. Lúc ngủ, cơ thể phải được ấm từ đầu đến chân. Gia đình có điều kiện, mùa lạnh nên dùng máy điều hòa nóng, nhất là có trẻ nhỏ và người cao tuổi (tránh dùng bếp củi, bếp than sẽ rất dễ ngộ độc khí CO). Người có tuổi, có bệnh về thận, bệnh đái tháo đường, nên để sẵn một chiếc mũ ấm và một áo khoác ấm hoặc một chiếc chăn nhỏ, khi tỉnh dậy đi tiểu cần đội mũ, khoác áo ấm hoặc khoác chăn để tránh lạnh đột ngột. Khi ra khỏi nhà, cần được mặc ấm cơ thể (mặc quần áo thật ấm, cổ quàng khăn len, đầu đội mũ ấm, bàn tay, bàn chân cần đi tất), nên đeo khẩu trang rộng có 2 lớp để vừa giữ ấm cho mặt, mũi còn có giá trị che bụi khi bẩn. Những ngày trời lạnh, giá rét, khi đưa các cháu đi học, đi chơi, không nên cho các cháu ngồi phía trước xe.

BS. Trần Hoàng Ngọc

Theo SKDS

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !