Cách phân biệt nấm linh chi thật hay giả

Thị trường nấm linh chi ở Việt Nam như trận đồ bát quái với đủ các loại nấm linh chi và nhiều mức giá khác nhau. Nếu mua phải nấm linh chi không đảm bảo có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ

Hỏi: Xin hỏi bác sĩ có cách gì để có thể phân biệt nấm linh chi thật và giả? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn: Chủ nhiệm khoa Y học Cổ truyền - Bệnh viện TƯQĐ 108 trả lời:
Đây là câu hỏi rất cần thiết nhưng thật khó trả lời. Bởi lẽ, nấm linh chi vốn dĩ đã rất phong phú về chủng loại theo thực vật học, có xuất xứ từ nhiều nơi như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam..., lại khác nhau về nguồn gốc thu hái từ tự nhiên hay gieo trồng. Theo thống kê riêng ở Trung Quốc có tới 84 loài linh chi, trong đó có 12 loài được dùng để làm thuốc. Sách Bản thảo cương mục (1595) của nhà bác học Lý Thời Trân căn cứ theo màu sắc của linh chi cũng đã phân thành 6 loại: loại có màu vàng gọi là Kim chi hay Hoàng chi, loại có màu xanh gọi là Thanh chi, loại có màu hồng, màu đỏ gọi là Hồng chi hay Đan chi hoặc Xích chi, loại có màu trắng gọi là Bạch chi hay Ngọc chi, loại có màu đen gọi là Huyền chi hay Hắc chi và loại có màu tím gọi là Tử chi, trong đó Linh chi đen và đặc biệt là Linh chi đỏ được coi là có công dụng trị liệu tốt nhất và được dùng nhiều nhất trên thế giới hiện nay.

Thứ nữa, thị trường nấm linh chi hiện nay ở nước ta như một trận đồ bát quái. Nếu có dịp dạo qua phố Lãn Ông ở Hà Nội, người mua sẽ loá mắt vì đủ loại nấm linh chi to nhỏ, nặng nhẹ...và có màu sắc, nguồn gốc khác nhau. To nhất thì bằng cái nón nhỏ, mỗi túi 1kg có 2 hoặc 3 nấm; nhỏ thì có 15 - 20 cái/ kg. Có loại màu đỏ, có loại màu đen, có loại được giới thiệu là linh chi Trung Quốc, có loại được khẳng định là linh chi Hàn Quốc 100% vì có chữ KOREA đóng chìm ở mặt dưới nấm với giá tiền trên 1 triệu/ kg mặc dù hai loại có cùng màu sắc, độ lớn và cân nặng (chỉ khác dấu chữ mà thôi).

Cuối cùng, thật khó phân biệt linh chi thật giả bởi lẽ không hiếm trường hợp “thật mà lại là giả” vì hoạt chất trong dược liệu đã bị chiết xuất cạn kiệt trước khi đem bán, cái nấm khi đó chỉ còn là “rác” mà thôi ! Vậy nên, tiêu chuẩn vàng để phân biệt linh chi thật và linh chi giả là việc định tính và định lượng các hoạt chất đặc trưng trong thành phần của nấm và hơn nữa cũng phải có những tiêu chuẩn riêng cho từng loài nấm linh chi khác nhau.

Nhưng, trên thực tế, điều này thật khó có thể thực hiện được, vậy nên, người viết bài này chỉ xin khuyên người tiêu dùng mấy điều:

Thứ nhất: Chỉ nên mua thứ linh chi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng ở tại các cơ sở đông dược có đủ tư cách pháp nhân (kể cả trong nước và ngoài nước), hết sức tránh mua sản phẩm trôi nổi trên thị trường.

Thứ hai: Nên dùng linh chi được gieo trồng chuyên nghiệp vì chất lượng ổn định, đảm bảo hiệu quả và không có các phản ứng bất lợi. Đừng dễ dàng “mở hầu bao” để mua thứ linh chi được quảng cáo đường mật là được thu hái tự nhiên ở trên rừng, trên núi.

Thứ ba: Khi mua, nên chọn loại nấm có kích thước vừa phải, lành lặn, dày dặn, không bị mối mọt và còn nguyên tán, khi sắc hoặc hãm uống thử phải có được thứ dịch màu hổ phách, mùi nồng nồng và vị đắng đặc trưng.

k. N

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !