Cách chọn, bôi kem chống nắng chuẩn theo bác sĩ da liễu

Nhiều người vẫn nghĩ chỉ cần bôi kem chống nắng là đủ để làn da chống chọi với ánh nắng gay gắt chứa các tia UV. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại kem, loại da và môi trường tiếp xúc…

{keywords}
Kem chống nắng, bôi bao lần trong ngày là đủ?

Ánh nắng từ mặt trời có thể tàn phá làn da của bạn, tăng nguy cơ ung thư và khiến da lão hóa sớm. Khi các tia UV tàn phá DNA của tế bào da, cơ thể sẽ cố gắng sửa chữa cấu trúc DNA, quá trình này làm sản sinh ra các gốc tự do độc hại. Các gốc tự do không ổn định này tiêu diệt tất cả mọi thứ trên đường đi của chúng, gây ra nếp nhăn, vết thâm nám, và ung thư da.

Phương pháp đơn giản mà mọi người thường xuyên áp dụng đó là bôi kem chống nắng. Kem chống nắng (sunblock, sunscreen, sunburn cream, suntan lotion…) là sản phẩm bôi tại chỗ giúp da có thể hấp thụ hay phản xạ lại tia cực tím (UV) do đó bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.

Tuy nhiên theo Ths. BS Nguyễn Ngọc Yến, trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Hà Nội, nhiều người vẫn chưa có hiểu đúng, cứ nghĩ chỉ cần bôi kem chống nắng là tránh được nắng. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại kem, loại da và môi trường tiếp xúc…Chẳng han kem chống nắng dạng kem sẽ lưu lại trên da lâu hơn loại kem chống nắng dạng xịt; hay như người da nhiều mồ hôi thì chắc chắn kem sẽ nhanh trôi hơn, hay người đi bơi, tắm biển thì ngoài việc lựa chọn loại kem chống nắng chịu được nước thì sau khi bơi xong cũng cần được bôi lại kem chống nắng…

Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Hà Nội đã chỉ ra hiện nay có 2 loại kem chống nắng là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Kem chống nắng vật lý nằm lên trên da giống như áo giáp tạo thành rào cản giữa mặt trời và da bạn để chống lại sự xâm nhập của các tia.Titanium Dioxide và Zinc oxide là thành phần cổ điển của kem chống nắng vật lý và chúng có tác dụng ngay sau khi sử dụng, hiện nay nhiều kem chống nắng vật lý được điều chế với trọng lượng nhẹ, hòa hợp với mọi tông da, không gây nhờn, da bạn sẽ đỡ bóng dầu.

Loại thứ hai là kem chống nắng hóa học, loại này sẽ bức xạ bằng cách hấp thụ tia UV sau đó chuyển hóa thành nhiệt năng. Vì đây là một quá trình hóa học nên cần khoảng mười lăm đến ba mươi phút để nó ngấm vào da và hoạt động hiệu quả hơn. Kem chống nắng hóa học thường có từ hai đến sáu hoạt chất như oxybenzone, avobenzone…Kem chống nắng hoá học thường nhẹ hơn so với kem chống nắng vật lý và đa phần thấm hết vào da giống kem dưỡng ẩm mà không để lại dấu vết gì trên da.

Một điều được BS Ngọc Yến chỉ ra khi mọi người sử dụng kem chống nắng cần lưu ý đó là chỉ số SPF. Theo đó, SPF là viết tắt của “ Sun protection factor”(chỉ số biểu thị chống nắng), đo hiệu quả chống các tia UVB của kem chống nắng.

Hiểu một cách đơn giản là nếu bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời liên tục và mất mười phút da của bạn sẽ đỏ lên thì nếu bôi kem chống nắng SPF 15 da bạn sẽ không bị cháy nắng trong khoảng 2,5 tiếng (SPF 15×10=150 phút).

Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào có chỉ số SPF càng cao thì hiệu quả chống nắng càng tốt vì theo một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả bảo vệ của kem chống nắng có chỉ số SPF cao so với loại thông thường là không đáng kể.  Kem chống nắng SPF 50 được sử dụng đúng cách ngăn chặn được 98 % tia UVB; SPF 100 chặn 99% tia UVB.

Ngoài chỉ số SPF thì kí hiệu chúng ta thường thấy trên typ kem chống nắng là PA. PA là một đánh giá được phát triển tai Nhật để xác định số lượng tia UVA mà sản phẩm ngăn chặn không cho tác động đến da. PA+ là mức độ chống tia UVA thấp, PA++tức là mức độ chống tia UVA trung bình và PA+++là mức độ chống UVA cao.

Và khi lựa chọn kem chống nắng tốt nhất nên sử dụng loại có thể chống được cả 2 tia UVB và UVA, hãy cố gắng tìm loại kem có nhãn “Broad spectrum protection” tức là kem chống nắng phổ rộng, loại này đã được kiểm nghiệm bước sóng cực hạn có thể bảo vệ da chống lại tia cực tím gây lão hóa và cháy da.

Các chuyên gia khuyến cáo, nên bôi kem chống nắng trước khi đi ra khỏi nhà vào buổi sáng, kem có hiệu quả trong bao lâu phụ thuộc vào loại kem, thời gian và môi trường mà người sử dụng kem trong hoàn cảnh nào.

Thông thường sau ba đến bốn giờ bạn phải bôi lại một lần vì khả năng bảo vệ của kem chống nắng sẽ giảm dần và không còn hiệu lực sau một vài tiếng. Tuy nhiên theo BS Yến tuỳ từng hoàn cảnh để quyết định bôi lại kem chống nắng. Chẳng hạn, nếu người ra nhiều mồ hôi sau đó rửa mặt thì cũng nên bôi lại, hoặc vừa dưới bể bơi lên thì cũng cần được bôi lại kem chống nắng.

Ngoài ra bạn vẫn cần bôi kem chống nắng vào cả những ngày thời tiết u ám vì phần lớn các tia UVA, UVB vẫn có thể xuyên qua các đám mây, và ngay cả trong trời tuyết 80% tia này vẫn có thể phản xạ lên bề mặt tuyết và hắt trực tiếp lên da mặt.

Nếu bạn ngồi trong nhà mà gần cửa sổ, lái xe oto, các tia UV vẫn chiếu xuyên qua cửa sổ. Thậm chí càng lên cao mặt trời càng gây hại hơn nên cần bôi kem chống nắng khi chuẩn bị đi máy bay.

“Kem chống nắng quả là một vấn đề lớn, nó không mang tính đột phá nhưng có thể giúp bạn giữ gìn vẻ trẻ trung qua năm tháng. Nếu bạn lơ là việc chăm sóc da trước ánh nắng mặt trời trong 20 hoặc 30 năm tới bạn sẽ hối tiếc và sự hối tiếc sẽ hiện hữu ngay trên làn da của bạn- đó là những đốm đồi mồi, nếp nhăn và làn da chảy xệ”, BS Ngọc Yến bày tỏ. 

Ngoài việc lựa chọn đúng loại kem chống nắng phù hợp, các chuyên gia cũng khuyến cáo bạn cũng cần biết cách sử dụng đúng kem chống nắng mình đã lựa chọn. Không phải cứ dùng kem chống nắng càng nhiều càng tốt.
Theo đó, bạn chỉ cần dùng lượng kem chống nắng vừa đủ. Nếu dùng thiếu, làn da không có tác dụng bảo vệ tối ưu, dùng quá nhiều sẽ gây lãng phí, đồng thời gây dính trên làn da, dễ nổi mụn. Theo đó, bôi khoảng 2mg/cm2 hay ước lượng ra bằng 1 đồng xu hoặc 6 hạt ngô cho vùng mặt là đủ.
Dùng kem chống nắng trước 15-20 phút khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Dùng kem chống nắng sau khi bôi sản phẩm dưỡng da và trước khi trang điểm (nếu có).
Dùng kem chống nắng hàng ngày ngay cả trời râm hay ngồi trong phòng có ánh sáng xanh. Phải tẩy trang sau dùng kem chống nắng vì sữa rửa mặt không thể làm sạch được kem chống nắng.

 N. Huyền 

 

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Đang cập nhật dữ liệu !