Sáng 12/8 có 4.642 ca mắc COVID-19 tại TP HCM và 23 địa phương khác

Bản tin dịch COVID-19 sáng 12/8 của Bộ Y tế cho biết có 4.642 ca mắc COVID-19, riêng TPHM đã có đến 2.318 ca. Đến nay đã có trên 12 triệu liều vaccine COVID-19 được tiêm chủng ở nước ta.

Vì sao cần phải đo huyết áp khi tiêm vắc xin?

Vì sao cần phải đo huyết áp khi tiêm vắc xin?

Có ý kiến cho rằng việc đo huyết áp làm ảnh hưởng tới tốc độ tiêm chủng, khi nhiều người không thể tiêm vắc xin do hồi hộp dẫn tới huyết áp tăng cao chứ không phải có bệnh huyết áp

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới

Tính từ 18h30 ngày 11/8 đến 6h ngày 12/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.642 ca nhiễm mới, trong đó 03 ca nhập cảnh và 4.639 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (2.318), Bình Dương (911), Đồng Nai (425), Long An (354),

Tiền Giang (212), Khánh Hòa (130), Tây Ninh (79), Trà Vinh (25), Cần Thơ (24), Kiên Giang (23), Thừa Thiên Huế (20), Bình Định (20), An Giang (16), Đắk Lắk (15), Phú Yên (15), Bến Tre (15), Nghệ An (14), Đồng Tháp (9), Hậu Giang (6), Bạc Liêu (3), Hà Nội (2), Hưng Yên (1), Hà Tĩnh (1), Cà Mau (1) trong đó có 1.256 ca trong cộng đồng.

Sáng 12/8: Có 4.642 ca mắc COVID-19 tại TP HCM và 23 địa phương khác - Ảnh 1.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến sáng 12/8

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

- Tính đến sáng ngày 12/8, Việt Nam có 241.543 ca nhiễm trong đó có 2.384 ca nhập cảnh và 239.159 ca nhiễm trong nước.

- Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 237.589 ca, trong đó có 82.380 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

- Có 02/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn.

- Có 10 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới tính đến sáng 12/8

- Cả thế giới có 205.348.316 ca nhiễm, trong đó 184.398.422 khỏi bệnh; 4.335.672 tử vong và 16.614.222 đang điều trị (101.815 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 612.802 ca, tử vong tăng 9.273 ca.

- Châu Âu tăng 137.450 ca; Bắc Mỹ tăng 115.658 ca; Nam Mỹ tăn 43.727 ca; châu Á tăng 281.935 ca; châu Phi tăng 33.095 ca; châu Đại Dương tăng 937 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 89.190 ca, trong đó: Indonesia tăng 30.625 ca, Thái Lan tăng 21.038 ca, Malaysia tăng 20.780 ca, Philippines tăng 12.021 ca, Myanmar tăng 3.739 ca, Campuchia tăng 486 ca, Lào tăng 285 ca, Singapore tăng 63 ca, Đông Timor tăng 153 ca.

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 85.154 ca.

- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 489 ca.

- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 21 ca.

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 7.525.492 mẫu cho 20.877.304 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19

Trong ngày có 762.396 liều vaccine phòng COVID-19được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 12.098.821 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 11.006.121 liều, tiêm mũi 2 là 1.092.700 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

- Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến với 06 tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Bà Rịa-Vũng Tàu về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

- Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3850/QĐ-BYT ngày 11/8/2021 về việc xuất cấp cho Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu 5.000 khẩu trang N95 để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại kho Dã chiến - Bệnh viện Chợ Rẫy.

- TP. Hồ Chí Minh: Từ ngày 27/4 đến 10/8, đã lấy 1.168.673 mẫu, trong đó có 678.096 mẫu đơn, 490.577 mẫu gộp, với 4.436.600 lượt người được lấy mẫu (tại các khu cách ly, khu phong tỏa, các tòa nhà, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất...).

- TP. Hà Nội: Từ ngày 09-17/8, tiến hành xét nghiệm tối đa khoảng 1,3 triệu mẫu bằng RT-PCR cho toàn bộ người dân trong "vùng đỏ", khu vực trong các xã, phường nguy cơ rất cao. Đồng thời, Thành phố sẽ triển khai xét nghiệm test nhanh khoảng 2 triệu mẫu tại các khu vực, đối tượng có nguy cơ cao.

 

Bác sĩ chỉ cách phòng dịch an toàn ở chung cư

Bác sĩ chỉ cách phòng dịch an toàn ở chung cư

Người dân ở chung cư quan tâm liệu có xảy ra tình huống virus lây theo không khí, trong đó có ô thông gió (lấy gió) hay không? Việc đóng chặt toàn bộ cửa sổ, cửa chính có là giải pháp an toàn chống lây nhiễm Covid-19?

 

 

Theo suckhoedoisong.vn

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !