Bệnh nhân ung thư không phải 'rồng rắn' lên Hà Nội chữa bệnh

Trước tình trạng bệnh nhân ung thư đang ngày càng gia tăng, Bộ Y tế cho rằng cần đẩy mạnh phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh chuyên ngành ung thư. Sau nhiều năm thực hiện đến nay đã có 42 đơn vị điều trị ung bướu trở thành BV vệ tinh của BV K.

Thẩm định công tác chuyển giao của BV K tại Vĩnh Phúc.

Trong những năm 2000, cả nước chỉ có 3 bệnh viện chuyên ngành, 14 khoa ung thư tại bệnh viện đa khoa tỉnh, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu khám chữa bệnh ung bướu của nhân dân thì tới năm 2019 trên toàn quốc đã có 8 bệnh viện chuyên ngành với các trang thiết bị y tế hiện đại, trình độ chuyên môn ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới, 69 trung tâm/khoa/đơn vị ung bướu, đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người dân.

Tại Việt Nam, mỗi năm có 164.671 ca mới mắc ung thư, 114.871 trường hợp tử vong do bệnh ung thư. Hơn 300.000 người đang sống chung với bệnh ung thư. Gánh nặng ung thư ngày càng gia tăng trên phạm vi cả nước và đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Chính vì vậy, ung bướu là một trong 05 chuyên khoa được lựa chọn đầu tiên trong Đề án bệnh viện vệ tinh của Bộ Y tế giai đoạn 2013 – 2020.

GS.TS Trần Văn Thuấn – Giám đốc Bệnh viện K trung ương cho biết “Qua hơn 05 năm thực hiện, các bệnh viện vệ tinh đã được nâng cao năng lực về khám, chữa bệnh thông qua việc tăng cường đào tạo, cải tạo cơ sở kỹ thuật, nâng cấp trang thiết bị y tế, chuyển giao kỹ thuật và tư vấn khám chữa bệnh bằng công nghệ thông tin.

Đề án bệnh viện vệ tinh triển khai đã góp phần giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên, người dân được hưởng các dịch vụ y tế tốt, chuyên môn cao ngay tại chính địa phương của mình, góp phần giảm bớt chi phí điều trị, giảm gánh nặng bệnh tật, tạo lòng tin và an tâm điều trị cho người bệnh.

Từ năm thực hiện đề án đến nay, Bệnh viện K đã có 17 bệnh viện vệ tinh, 11 bệnh viện tham gia dự án Norred, chỉ đạo tuyến cho 30 bệnh viện. Bệnh viện K đã đào tạo cho 2.972 lượt học viên, chuyển giao 291 lượt kỹ thuật cho các bệnh viện; biên soạn 12 cuốn sách chuyên môn phục vụ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật.

Kết quả nổi bật là một số kỹ thuật được đào tạo, chuyển giao đã giúp cho các Bệnh viện hoàn toàn có thể tự chủ làm được, có tỷ lệ giảm chuyển tuyến đến 100% như: Phẫu thuật ung thư tuyến giáp, phẫu thuật nội soi thực quản, phẫu thuật ung thư cổ tử cung hay xạ trị ung thư vú, cổ tử cung, ung thư buồng trứng.

Minh chứng nổi bật cho sự thành công của Đề án như Bệnh viện K đã hỗ trợ Bệnh viện đa khoa Phú Thọ từ chuyển tuyến hơn 70% nay đã chuyển tuyến dưới 1%. Hội chẩn từ xa cho các Bệnh viện về chẩn đoán ung thư, đặc biệt là mô bệnh học, hỗ trợ đào tạo liên tục, cầm tay chỉ việc cho bác sĩ tuyến dưới.”

Tại tỉnh Bắc Ninh trước đây tỷ lệ chuyển tuyến gần 100% đến nay tỷ lệ này chỉ còn khoảng 10% (tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh);

Hiện tại Bệnh viện K đã trực tiếp thực hiện chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ chuyên môn cho 42 đơn vị điều trị ung bướu thông qua mô hình bệnh viện vệ tinh, đề án 1816 (tăng cường y bác sĩ tuyến trên về tuyến dưới công tác).

Cũng theo GS.TS Trần Văn Thuấn, trước đây công suất giường bệnh của Bệnh viện K lên tới... trên 300%, nhiều khoa phòng đặc biệt quá tải. Nhưng gần đây, thống kê cho thấy công suất giường bệnh của bệnh viện chỉ còn 106%, tình trạng quá tải đã giảm rất nhiều và sắp tới sẽ giảm thêm.

GS Trần Văn Thuấn đánh giá, trước khi tiếp nhận các bệnh viện là bệnh viện vệ tinh, với vai trò là bệnh viện hạt nhân, Bệnh viên K đã cử các đoàn công tác đi khảo sát, đánh giá nhu cầu tiếp nhận kỹ thuật cũng như điều kiện nhân lực, trang thiết bị để đảm bảo việc chuyển giao kỹ thuật đạt hiệu quả.

GS.TS Trần Văn Thuấn cho biết, trước mắt các bác sĩ của Bệnh viện K sẽ trực tiếp hỗ trợ chuyên môn trong phẫu thuật, phác đồ điều trị, chăm sóc giảm nhẹ, hội chẩn ca bệnh khó theo hình thức trực tuyến với các bệnh viện tuyến dưới để nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân ung thư ngay tại địa phương.

“Với trách nhiệm của đơn vị đầu ngành về thăm khám, chẩn đoán, điều trị ung thư cũng như trách nhiệm với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bệnh viện K luôn dành nhiều ưu tiên cho các bệnh viện vệ tinh về chuyển giao chuyên môn kỹ thuật, cử bác sĩ của Bệnh viện về hỗ trợ trực tiếp, hội chẩn trực tuyến… giúp các bệnh nhân có thể điều trị tại địa phương nhưng vẫn được tiếp cận với các bác sĩ tuyến trên mà không phải chuyển tuyến điều trị. Bệnh nhân được hưởng tối đa quyền lợi bảo hiểm y tế chi trả và không phải đi lại vất vả”- Giám đốc Bệnh viện K nhấn mạnh.

Ngoài việc hỗ trợ điều trị, Bệnh viện K cùng các bác sĩ của các bệnh viện vệ tinh thường xuyên triển khai các hoạt động tầm soát phát hiện sớm ung thư, cung cấp kiến thức phòng và kiểm soát các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

K. Chi

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !