Bệnh nhân sốt, khó thở bị 80 bệnh viện từ chối khám chữa tại Nhật

Các bệnh viện ở Nhật Bản không nhận nhiều ca cấp cứu khi bị quá tải vì dịch Covid-19 ngày càng trầm trọng.

Mới đây, xe cứu thương chở một bệnh nhân bị sốt và khó thở đã phải mất nhiều giờ để tìm được một nơi ở Tokyo chấp nhận khám chữa cho ông. Trước đó, người này đã tới 80 bệnh viện và đều bị từ chối. Một người bị sốt khác cuối cùng cũng được nhập viện khi nhân viên y tế không thể liên hệ với 40 phòng khám trước đó. 

Hiệp hội Y học Cấp tính Nhật Bản và Tổ chức Y học Cấp cứu Nhật Bản cho hay, nhiều phòng cấp cứu đang từ chối điều trị cho bệnh nhân, gồm cả những người bị đột quy, đau tim và chấn thương bên ngoài.

Xe cấp cứu chở khách nhiễm Covid-19 trên du thuyền Diamond Princess tới bệnh viện ở Yokohama. Ảnh: Kyodo

Ban đầu, Nhật Bản dường như đã kiểm soát được sự bùng nổ của dịch Covid-19 sau khi khoanh vùng các ổ dịch, thường là những không gian khép kín như quán bar, hội nghị, phòng tập gym. Nhưng virus nCoV có tốc độ lan nhanh hơn quy trình trên và lực lượng y tế không thể lần dấu của phần lớn những ca mới.

Dịch bệnh bùng phát đã làm lộ ra những điểm yếu tiềm ẩn trong nền y tế của Nhật Bản từng được ca ngợi có hệ thống bảo hiểm chất lượng cao và chi phí hợp lý.

Việc giãn cách xã hội không được thực thi tốt ở các thành phố đông đúc như Tokyo khi vẫn còn quá nhiều người tới văn phòng trên những chuyến tàu kín đặc.

Ngoài ra, các chuyên gia còn quy trách nhiệm cho năng lực của chính phủ, tình trạng thiếu y bác sĩ, giường bệnh, các thiết bị và đồ bảo hộ. 

Theo bác sĩ Yoshitake Yokokura, người đứng đầu Hiệp hội Y tế Nhật, không có đủ trang phục, mặt nạ, khẩu trang làm tăng nguy cơ lây bệnh cho các nhân viên y tế và khiến việc điều trị bệnh nhân trở nên khó khăn hơn.

Quy định tất cả những người nhiễm virus nCoV, kể cả có triệu chứng nhẹ, phải nhập viện, làm các trung tâm y tế trở nên quá tải. Tình trạng lây nhiễm của dịch Covid-19 cũng buộc nhiều y bác sĩ phải tự cách ly tại nhà, dẫn tới việc thiếu hụt nhân viên càng trầm trọng hơn.

“Chúng tôi không thể tiến hành các ca cấp cứu thông thường nữa”, bác sĩ Takeshi Shimazu làm việc tại Đại học Osaka cho hay.

Vào tháng 3, có 931 ca cấp cứu bị hơn 5 bệnh viện từ chối. Nhưng chỉ riêng trong 11 ngày đầu tháng 4, con số trên đã lên tới 830 ca.

Với hơn 10.000 ca nhiễm, 224 người chết vì Covid-19 (ngày 19/4), tình hình của Nhật không kinh khủng như New York (Mỹ) hay Italy. Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại rằng sự bùng phát ở Nhật có thể trở nên tồi tệ.

Hiện tại, các nhân viên y tế phải tái sử dụng bịt mặt N95. Thành phố Osaka đang tìm kiếm nguồn ủng hộ những chiếc áo mưa chưa sử dụng để làm trang phục cho y bác sĩ.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho biết chính phủ sẽ đảm bảo có 15.000 máy thở. Ông Abe cũng kêu gọi các nhà cung cấp đẩy nhanh quá trình sản xuất đồ bảo hộ, máy thở và các trang thiết bị khác.

Nhiều bệnh viện cũng thiếu các Khu Chăm sóc Tích cực (ICU) với chỉ 5 khu trên 100.000 dân. Trong khi đó, con số tượng tự ở Đức là 30, Mỹ là 35, Italy là 12. Tỷ lệ tử vong cao (10%) của Italy một phần bị cho là thiếu ICU.

An Yên (Theo The Japan Times)

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Đang cập nhật dữ liệu !