Khối bã 'mắc kẹt' trong ruột non bé gái, bác sĩ cảnh báo thói quen dễ mắc bệnh khá phổ biến

Không thể cắt nhỏ khối bã thức ăn thành những mảnh nhỏ qua nội soi rồi lấy ra ngoài hoặc để trôi theo đường tiêu hóa ra ngoài một cách tự nhiên thông thường, các bác sĩ đã phải mổ mở cấp cứu cho bệnh nhân.

{keywords}
Mít cũng là loại quả dễ gây tắc ruột (ảnh minh hoạ)


Buộc phải mổ mở cấp cứu lấy khối bã “kẹt” trong ruột non

Khoa Ngoại & Chuyên khoa, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh vừa phẫu thuật cấp cứu cho trường hợp bệnh nhi Bùi Thị V.A (6 tuổi, tại Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).

Trẻ nhập viện trong tình trạng khoảng 5 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân có biểu hiện chướng hơi, bí trung đại tiện, đau bụng, nôn... 

Kết quả khám lâm sàng và chụp CT ổ bụng cho thấy hình ảnh các quai ruột phía trên hồi tràng giãn nhẹ đường kính lớn nhất 33mm, thành dày ngấm thuốc đều. Trong lòng chứa dịch và tổ chức tăng tỉ trọng (dạng bã thức ăn) trên đoạn dài 20mm. Đoạn ruột phía sau xẹp, giữa các quai ruột có ít dịch tự do, dịch đồng nhất...

Trẻ được chỉ định nhập viện điều trị nội khoa. Sau điều trị nội khoa 1 ngày trẻ xuất hiện cơn đau bụng dữ dội trội lên từng cơn và buồn nôn, không nôn được...

Qua hội chẩn chuyên khoa các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị tắc ruột do bã thức ăn và chỉ định chuyển phòng mổ cấp cứu điều trị tắc ruột cho trẻ.

Kíp mổ đã phải tiến hành đặt 2 Trocar quan sát thấy ổ bụng có nhiều dịch xuất tiết vàng trong, đoạn ruột non đoạn hồi tràng cách góc hồi - manh tràng ~ 80 cm, trong lòng có khối dị vật KT~ 3.5x 16 cm, mật độ chắc gây tắc ruột. Các quai quai ruột trên giãn lớn.

Phẫu thuật viên đã xử trí bằng cách bóp nhỏ bã thức ăn, tuồn dịch và các bã thức ăn trên chỗ tắc xuống đại tràng, tuy nhiên không có khả năng đẩy khối dị vật xuống đại tràng. Trước tình thế nguy cấp, bệnh nhi được chỉ định mổ mở lấy khối bã thức ăn.

Đây là trường tắc ruột khá nguy hiểm. Bởi thông thường sau khi chụp CT bác sĩ có thể quan sát rõ ràng, cắt nhỏ khối bã thức ăn thành những mảnh nhỏ qua nội soi sau đó bã thức ăn sẽ được lấy ra ngoài hoặc để trôi theo đường tiêu hóa ra ngoài một cách tự nhiên.

Nhưng với trường hợp bệnh nhi V. A thì không thể thực hiện được theo cách này mà phải mổ mở cấp cứu để lấy khối bã ra. Hiện tại sức khỏe bệnh nhi ổn định, đang được theo dõi tại Khoa Ngoại & Chuyên khoa.

Được biết tình trạng tắc ruột do thức ăn không phải hiếm gặp, tại Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cũng từng tiếp nhận xử lý nhiều ca tắc ruột do bã thức ăn bị “kẹt” lại trong dạ dày, hành tá tràng đặc biệt trong  ruột non. Theo đó, chỉ trong trung tuần tháng 11/2020, Khoa Ngoại tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho trên 4 ca bệnh bị tắc ruột do khối bã thức ăn.

Nguy cơ tử vong

Bác sĩ Hoàn Văn Quỳnh, Khoa Ngoại & Chuyên khoa, Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh cảnh báo, tình trạng tắc ruột nếu không được phát hiện và phẫu thuật sớm dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc, hoại tử ruột, suy đa tạng rất cao, thậm chí gây tử vong.

Bổ sung thêm về hiện tượng hay gặp trong cuộc sống này, theo TS. BS Nguyễn Đình Hòa, BV Việt Đức, tắc ruột non là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Bã thức ăn (bezoars) là một trong những nguyên nhân hiếm gặp gây tắc ruột non.

Bã thức ăn là một khối thức ăn không tiêu, tùy theo thành phần của nó, người ta chia thành nhiều loại như: bã thức ăn thực vật (phytobezoars), khối bã thức ăn động vật (lactobezoars), khối  lông  tóc  (trichobezoars) hoặc khối hỗn hợp nhiều loại.

Loại thường gặp nhất là khối bã thức ăn thực vật. Khối bã thức ăn thực vật được hình thành ở dạ dày và di chuyển xuống ruột non khi dạ dày không còn toàn vẹn sau nhiều phẫu thuật khác nhau như: cắt dạ dày, cắt dây X, nối vị tràng…

Những người dễ bị tắc ruột do bã thức ăn là: người già răng rụng (làm giảm sức nhai), người đã phẫu thuật cắt dạ dày hoặc mắc bệnh viêm tụy mạn (khả năng tiêu hóa thức ăn kém), người ăn hoa quả nhiều chất xơ (măng, mít, cam) hoặc nhiều chất tanin (quả hồng, hồng xiêm), trẻ ăn quá nhiều hoa quả như sim, ổi… Những thức ăn này dính lại thành cục trong lòng ruột, không tiêu được, gây tắc ruột. Hầu hết các trường hợp tắc ruột do bã thức ăn phải được phẫu thuật để lấy khối bã. Trong đó, tắc ruột do u bã thức ăn thường gặp hơn ở trẻ em và người già.

BS Nguyễn Đình Hòa cảnh báo, tắc ruột do bã thức ăn rất khó chẩn đoán đúng nguyên nhân trước mổ, nếu chậm điều trị có thể gây nhiều biến chứng như mất nước và điện giải do nôn, hạ huyết áp, trụy mạch sớm.

Do đó các bác sĩ khuyến cáo cáo các gia đình không nên cho trẻ, người già ăn quá nhiều những đồ ăn chứa nhiều chất xơ, nhiều nhựa như quả sung, quả cám mít, măng.

Đặc biệt lưu ý về thời điểm ăn, nếu ăn khi đói, dạ dày còn trống rỗng, nồng độ HCl cao, hoa quả có nhiều chất xơ, có nhiều nhựa dễ bị kết tủa làm kết dính các sợi xơ thực vật, tạo thành khối bã rắn chắc  dẫn đến tắc ruột.

Ngoài ra, nên tập cho con nhai kỹ tránh để trẻ có thói quen ăn vội, ăn nhanh. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây tắc ruột do bã thức ăn.

Để dự phòng nguy cơ tạo khối bã thức ăn đường tiêu hóa, cần lưu ý, thức ăn phải nấu chín, ninh nhừ… nhai kỹ khi ăn – đặc biệt là người già, trẻ nhỏ.

Mọi người nên uống đủ nước, ít nhất là 2 lít nước/ngày. Tập thể dục đều đặn (giúp ruột được kích thích, dễ dàng co bóp và lưu thông tốt). Không nên nuốt những thức ăn dai, cứng như gân, sụn để tạo thành nhân cho thực phẩm khác kết dính, vón cục hay ăn trái cây (như nhãn, vải, táo) mà nuốt luôn cả hột.

Ngoài ra, khi ăn rau nên nhớ ăn thêm các loại rau có độ nhớt (rau đay, mùng tơi, đậu bắp…) vì những loại này có chất xơ hòa tan với nước, dễ thấm hút nước chống táo bón. Khi ăn trái cây có nhiều chất chát không nên ăn quá nhiều, không ăn lúc đói và không ăn chung với thức ăn có nhiều đạm.

N. Huyền 

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !