Bánh chưng, hoa đào, hoa mai ở Nam Sudan

Mặc dù xa quê hương, thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, những bác sĩ quân y Việt Nam tại Bệnh viện dã chiến cấp II số 1 tại Nam Sudan vẫn có được một cái tết ấm cúng với bánh chưng và hoa mai, hoa đào.

Các bác sĩ quân y Bệnh viện dã chiến cấp II số 1 đón Tết sớm tại Nam Sudan

Là một trong 13 người được về nước ăn Tết Kỷ Hợi 2019 sau 4 tháng thực hiện nhiệm vụ tại Nam Sudan, thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Thành Công cho biết, sang Nam Sudan từ tháng 10/2018, các quân nhân Việt Nam vẫn quyết định mang theo hoa mai, hoa đào... bằng vải.

Trước khi các thành viên được về phép 24 ngày, Bệnh viện dã chiến cấp II Số 1 đã tổ chức buổi đón tết sớm vào ngày 21/1/2019.

Gói bánh chưng bằng lá chuối

Những bông mai, bông đào bằng vải mang từ Việt Nam sang được gắn lên những cành cây khô kiếm được ở quanh bệnh viện. Những bóng đèn điện nhấp nháy được trang trí trên những cành mai, cành đào khiến ai cũng có cảm giác như đang ăn tết ở Việt Nam.

Ngày tết không thể thiếu bánh chưng, giữa đất nước khô hạn đó, các quân nhân Việt Nam đã gói bánh chưng trên những chiếc khuôn gỗ với lá chuối thay cho lá dong. Lá chuối được xin từ đơn vị gìn giữ hòa bình Campuchia đóng quân cạnh bên.

Trang trí hoa cho ngày tết

Tết sớm của những quân nhân Việt Nam xa quê còn có sự chung vui của các nhân viên của Phái bộ Liên hiệp quốc và của lực lượng gìn giữ hòa bình các nước khác đóng quân cạnh bên.

Bác sĩ Nguyễn Thành Công cho biết, trong các đơn vị đóng quân ở Bentiu, Nam Sudan, chỉ có Việt Nam và Mông Cổ tổ chức đón tết Nguyên đán.

Kể về những ngày công tác tại Nam Sudan, các bác sĩ Việt Nam mặc dù đã được tập huấn kỹ lưỡng nhưng vẫn gặp phải không ít bất ngờ. Đó là hình ảnh những em bé trần truồng dưới cái nắng gay gắt Phi châu, là gió to và bụi mù trời với nhiệt độ có thể lên tới 50oC.

Thời tiết khô hạn của vùng đất Nam Sudan kéo dài đến 9 tháng khiến những chiếc giếng khoan của các đơn vị gìn giữ hòa bình trú quân ở khu vực Bentiu, Nam Sudan nhanh chóng khô hạn.

Tất cả đơn vị của các nước đều phải xếp hàng chờ lấy nước ở một chiếc giếng khoan khác. Phải chờ đến 22h đêm, khi những hàng dài chờ lấy nước không còn nữa, quân nhân Việt Nam mới đến lấy nước. Để tiết kiệm , mỗi người chỉ được dùng giới hạn 2 xô nước mỗi ngày. Lượng nước thải ra được dùng để tưới rau.

Mặc dù được cung cấp đủ thịt cá nhưng rất khan hiếm rau xanh, các cán bộ, chiến sĩ Việt Nam đã “ra tay” trồng những khóm rau xanh mát ngay trên vùng đất khô hạn này. Chỉ sau 2 tháng, các luống rau dền, rau muống; những giàn mướp, giàn bầu, dây dưa hấu đã lên xanh mơn mởn.

Thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh tại Nam Sudan

Lần đóng quân ở Nam Sudan là lần đầu tiên Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc trong vai trò là một đơn vị quân đội độc lập. Việt Nam tham gia với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho các nhân viên của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc. Bệnh viện dã chiến cấp II Số 1 của Việt Nam đóng quân bên cạnh các lực lượng của công binh Anh, công binh Ấn Độ, xung quanh đó là các trại tị nạn với khoảng 120.000 dân.

Được thành lập vào năm 2011, Nam Sudan là quốc gia non trẻ nhất thế giới, nằm ở giữa châu Phi, có biên giới với 6 quốc gia khác. Nước này rất giàu dầu mỏ, nhưng qua nhiều năm nội chiến, nơi đây trở thành một trong những vùng kém phát triển nhất thế giới. Chỉ 2 năm sau khi thành lập, nội chiến đã nổ ra khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng và hơn 2 triệu người chạy khỏi quốc gia này.

Gần 4 tháng thực hiện nhiệm vụ y tế (chính thức nhận bàn giao vào ngày 27/10/2018), các quân nhân Việt Nam tại Bệnh viện dã chiến cấp II Số 1 đã khám, chữa bệnh ngoại trú cho 400 lượt bệnh nhân, điều trị nội trú cho 21 bệnh nhân, thực hiện 10 ca phẫu thuật chữa viêm ruột thừa, thoát vị rốn, bẹn, xử lý các ca sốt rét nặng.

Được sự đồng ý của chỉ huy Phái bộ Liên hiệp quốc, Bệnh viện dã chiến cấp II Số 1 của Việt Nam cũng đã nhận điều trị cho một số trường hợp là người dân Nam Sudan, đồng thời hỗ trợ cho các bệnh viện khác trong xử trí cấp cứu.

Trong 63 quân nhân Việt Nam tại Bệnh viện dã chiến cấp II Số 1 tại Nam Sudan, có 15 bác sĩ, 11 nhân viên hậu cần kỹ thuật, 2 nhân viên hành chính, 2 nhân viên trang thiết bị y tế, 33 người là điều dưỡng và dược sĩ. Trong 63 người, có 10 người là quân nhân nữ. Tháng 10/2019, 63 quân nhân Việt Nam này sẽ được thay thế bằng 70 cán bộ, nhân viên của Bệnh viện dã chiến cấp II Số 2.

Đức Hạnh

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Đang cập nhật dữ liệu !