Bác sĩ trong mùa dịch: Nỗi ám ảnh không phải nCoV mà là điều này

Nhân viên y tế mặc quần áo phòng hộ trong suốt ca làm việc, mồ hôi ướt sũng, kính mờ đi, mặt hằn vết khẩu trang, nước không được uống và thậm chí không dám đi vệ sinh trong suốt ca làm việc.

Các bác sĩ ở tâm dịch.

Virus không đáng sợ

Dịch do chủng virus mới Corona – nCoV đã khiến hơn 42 nghìn người mắc và 1018 người tử vong. Tại Việt Nam, số ca mắc nCoV đã lên tới 15 người. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương là cơ sở tuyến đầu ở miền Bắc trong điều trị bệnh dịch nCoV.

Sau 20 ngày kể từ khi ghi nhận ca nhiễm đầu tiên ở Việt Nan, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chia sẻ, đến nay điều khiến các bác sĩ vui mừng là việc kiểm soát bệnh dịch khá hiệu quả, các ca bệnh nhập viện trên tương đối nhẹ nhàng nên công tác điều trị không mấy vất vả. Về chuyên môn, các bác sĩ không bị áp lực hay căng thẳng điều gì.

Điều bác sĩ Cấp và các đồng nghiệp mệt mỏi nhất đó là vì sự bất hợp tác của một số người nghi nhiễm nCoV bị cách ly. Bác sĩ Cấp cho biết tâm lý bị cách ly là bức bách, khó chịu nhưng đây là dịch bệnh và lây qua đường hô hấp nên để bảo vệ cộng đồng cách tốt nhất là cách ly. Tuy nhiên, ngày nào các bác sĩ cũng nhận được những phàn nàn, những đòi hỏi vô lý đến từ những người bị cách ly.

Khu vực cách ly đặc biệt của BV Bệnh Nhiệt đới cơ sở Đông Anh

Bác sĩ Cấp cho biết những ngày đầu, việc xét nghiệm rất khó khăn, phải mất 3-5 ngày mới có kết quả hoặc lâu hơn. Bệnh nhân liên tục phàn nàn “nằm mãi không có kết quả”. Hay khi có được kết quả âm tính của bệnh nhân, trái lại với niềm vui mừng, phấn khởi của cán bộ y tế, thì người bệnh nghi nhiễm cáu kỉnh quát lớn “đã bảo không sao lại cứ giữ lại, đây là bệnh viện chứ ở ngoài kia thì đừng có trách”. Hay những câu nói phũ phàng “bác sĩ kiểu gì mà giờ mới biết âm tính…”.

Nhiều bác sĩ, điều dưỡng trẻ mới vào nghề họ đã sốc trước những ứng xử của người bệnh phải cách ly.

Hai bác sĩ tham gia đưa 30 người Việt ở Vũ Hán về Việt Nam đang phải cách ly được trao bằng khen.

Bác sĩ Cấp kể vì trong nhóm cách ly cũng đủ thành phần từ người buôn bán vùng biên, dân lao động, du học sinh, trí thức, người Việt Nam, người Trung Quốc và cả người châu Âu…. Nên xảy ra nhiều chuyện và nhân viên y tế đôi khi lại trở thành nơi để nhiều người khác phàn nàn. 

Nhiều trường hợp cách ly giao tiếp qua bảng hỏi thì họ cho rằng nhân viên y tế không quan tâm. Họ không biết rằng dịch bệnh lây qua đường hô hấp thì càng hạn chế tiếp xúc càng hạn chế nguy cơ gây bệnh.

Nỗi niềm áo bảo hộ

Bác sĩ Trần Hải Ninh – khoa Nội, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cho biết đến thời điểm này, bác sĩ Ninh và các đồng nghiệp khác không cảm thấy áp lực về chuyên môn mà áp lực lớn nhất là thái độ bất hợp tác của người bệnh và thứ hai là việc mặc trang phục phòng hộ, cực kỳ khó thở, nóng bức, mất nước và thường phải mặc suốt 1 ca làm việc.

Sự thật khi mặc trang phục phòng hộ vào rồi thì cán bộ y tế thậm chí nhịn uống nước và nhịn cả đi vệ sinh. Bởi đã cởi ra là buộc phải bỏ đi 1 bộ bảo hộ, hơn nữa quá trình thay bảo hộ có nguy cơ lây nhiễm… nên cán bộ y tế thường nhịn chờ hết ca 4 tiếng.

Bác sĩ Ninh tâm sự, với các ca cách ly, cán bộ y tế không phải vất vả với việc tiêm truyền nhiều nhưng chỉ riêng việc giải thích cho hàng trăm câu hỏi mà bệnh nhân đặt ra trong mỗi buổi thăm khám trong bộ trang phục phòng hộ kín mít, nóng bức toát mồ hôi, mất nước mới thấu hiểu cảnh khát nước và nhịn uống suốt ca làm của cán bộ y tế như thế nào.

Bác sĩ Ninh chia sẻ, lòng cũng không khỏi gợn sóng khi các nhân viên y tế giờ kiêm luôn nhiệm vụ nhân viên phục vụ, bê cơm đến tận phòng bệnh, thu gom quần áo lót của bệnh nhân mang đi giặt nhưng vẫn bị gọi đường dây nóng báo là bỏ đói bệnh nhân.

Dù ngân sách đã hỗ trợ nhiều kinh phí nhưng vẫn có những mục bệnh nhân phải tự chi trả và khi giải thích điều này cho bệnh nhân thì có những người lớn tiếng "nhốt tôi ở đây bây giờ còn dám mở miệng đòi tiền à". Đủ các tình huống khiến nhân viên y tế cảm thấy mệt mỏi.

Mùa dịch xảy ra vào dịp Tết nên hầu như chẳng ai có được cái Tết trọn vẹn cả và mọi người đều sẵn sàng trực chiến. Có những người ở bệnh viện vài ngày chỉ liên hệ với con nhỏ qua facetime cho đỡ nhớ hay có những bác sĩ, điều dưỡng bố mẹ, chồng con gọi điện liên tục hỏi về tình hình dịch bệnh và điều mà người nhà của họ lo đó là nguy cơ lây nhiễm cho chính nhân viên y tế. May mắn, đến thời điểm này do nắm bắt thông tin, phòng chống tốt nên chưa có nhân viên y tế nào bị lây bệnh nCoV.

Ngày 11/2/2020, nhằm động viên kịp thời các bác sĩ trong công tác phòng chống dịch bệnh nCoV, Bộ Y tế đã trao bằng khen cho 4 tập thể và 03 cá nhân thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã có thành tích trong việc đón 30 công dân Việt Nam từ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc về nước tránh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra.
Các tập thể gồm: Bệnh viện bệnh nhiệt đới TW, Khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW, Khoa nội tổng hợp Bệnh viện bệnh nhiệt đới TW, Khoa vi rút Ký sinh trùng Bệnh viện bệnh nhiệt đới TW. 
Cá nhân gồm có một bác sĩ Phó trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện bệnh nhiệt đới TW, một điều dưỡng khoa cấp cứu Bệnh viện bệnh nhiệt đới TW, một bác sĩ nội trú phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

K.Chi

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Đang cập nhật dữ liệu !