Ăn những món canh này, mẹ không còn lo con ốm trong mùa đông xuân

Nếu trẻ ho nhiều đờm, hay táo bón không cần dùng tới kháng sinh chỉ cần củ cải trắng với mật ong cũng khiến tình trạng này thuyên giảm.

Ths. Hoàng Vũ Long (Bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Nội) cho biết, mùa đông xuân là thời kì cao điểm các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, chủ yếu viêm họng cấp, viêm phổi… Đa phần các bệnh này dễ phát ở trẻ em.

Đáng lưu ý, thời điểm này các bậc phụ huynh do lo sợ con bị cảm lạnh nên thường hạn chế trẻ vận động ngoài trời, nhưng Ths Hoàng Vũ Long nhấn mạnh, ngược lại, những trẻ hay bệnh về các đường hô hấp càng cần phải tăng cường tập luyện thể chất. Cụ thể, bố mẹ nên cho trẻ hoạt động nhiều ngoài trời, tắm nắng, thay đổi không khí có thể lựa chọn thể dục như chạy bộ hoặc bơi, …

Song song với việc tăng cường luyện tập thể chất thì một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng khiến trẻ tăng cường sức đề kháng, chống trọi với bệnh tật. Dưới góc độ đông y,  Ths Hoàng Vũ Long cho rằng phương pháp này gọi là “ẩm thực liệu pháp”, đây là thế mạnh của y học cổ truyền, vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị, vừa tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật.

Theo đó, Ths Hoàng Vũ Long đã đưa ra một số món canh phù sử dụng ở trẻ, giúp các bậc phụ huynh thêm lựa chọn trong cung cấp bữa ăn cho trẻ.

Canh Hoàng kỳ bồ câu:

Với tác dụng bổ khí cố biểu dùng trong trường hợp trẻ hay cúm tái phát, ra mồ hôi trộm, trẻ thiếu máu.

Thành phần gồm Bồ câu (hoặc gà tơ) 1 con, sinh hoàng kỳ 10g (cho túi riêng), thêm một ít muối, nước và rượu thích hợp. Nấu chín cho trẻ ăn mỗi tuần 2 lần.

Canh nấm: có tác dụng kiện tỳ khai vị, dùng cho trẻ biếng ăn, thiếu kẽm.

Thành phần: Nấm hương, nấm mỡ, nấm kim châm mỗi loại 50g, lượng muối, nước phù hợp nấu chín. Mỗi tuần cho trẻ ăn 2 lần.

Trà củ cải mật ong:

Có tác dụng thanh phế nhuận tràng, dùng cho trẻ ho nhiều đờm, táo bón.

Thành phần: củ cải 250g, mật ong 30g.

Cách làm: củ cải rửa sạch, đun lấy nước, khi củ cải chín, chắt lấy nước luộc hòa cùng mật ong để uống. Mỗi ngày một lần.

Canh Cá chép mạch đông thang

Có tác dụng dưỡng âm nhuận phế, dùng cho trẻ ho nhiều, ít đờm, táo bón, mồm khô uống nhiều nước.

Thành phần: Mạch đông 10g, cá chép 1 con (100g), gia vị phù hợp.

Cách làm: rửa sạch luộc mạch đông (mạch môn) 20 phút, chắt lấy nước. Cá chép làm sạch, rán qua, sau đó dùng nước mạch đông nấu canh cho đến khi cá chép chín nhừ. Cho trẻ ăn một tuần một lần.

Canh ý dĩ đậu đỏ

Có tác dụng kiện tỳ hóa thấp, dùng cho trẻ biếng ăn, mặt xanh, mắt trũng. Thành phần: Ý dĩ 20g, đậu đỏ 30g, đường.

Cách làm: Hầm chín ý dĩ đậu đỏ, cho lượng đường thích hợp. Sau đó cho trẻ ăn mỗi tuần hai lần.

Canh đông trùng táo đỏ

Có tác dụng tư bổ phế thận, ổn định hệ miễn dịch, dùng cho trẻ hay cảm mạo, ho nhiều, đặc biệt trẻ bị hen suyễn.

Thành phần: Đông trùng hạ thảo 1 con, táo đỏ 5 quả nấu thành canh. Sau đó cho trẻ ăn trước khi ngủ hoặc sáng sớm trước ăn.

Huyền Anh

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !