Suýt chết vì tranh thủ ăn bát cháo trước khi mổ đẻ

Nhịn ăn uống trước mổ là quy định bắt buộc với người bệnh, bệnh nhân không được ăn uống trong một khoảng thời gian trước khi tiến hành gây mê-phẫu thuật nhằm giúp ngăn ngừa tổn thương phổi do hít sặc.

Suýt chết vì bát cháo

Bác sĩ Trần Vũ Quang – Bệnh viện phụ sản Trung ương, tâm sự anh từng chứng kiến một sản phụ khi bác sĩ lên lịch mổ cho bệnh nhân và dặn không được ăn trong vòng 8 tiếng trước khi mổ sinh, chỉ nên uống nước.

Tuy nhiên, bệnh nhân chọn mổ lúc 8h sáng và 5h sáng vào viện tranh thủ ăn bát cháo loãng. Khi các bác sĩ gây mê thì bệnh nhân ho, sặc và bị tràn dịch vào phổi. Ca cấp cứu ”toát mồ hôi hột” vì bệnh nhân sặc thức ăn vào phổi.

Trong sản khoa cũng có nhiều bà bầu đẻ cấp cứu vì vậy với những bệnh nhân này các bác sĩ phải xử lý rất kỹ, sản phụ phải thông báo với bác sĩ mình đã ăn gì để phòng tai biến khi gây tê, gây mê. 

Theo BS. Phan Văn Dũng – Khoa Gây mê Hồi sức Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, tổn thương phổi do hít sặc là một biến chứng rất nghiêm trọng do người bệnh hít vào phổi dịch và thức ăn từ dạ dày trào lên sau khi dẫn mê, trong quá trình mổ hoặc giai đoạn hồi tỉnh. Dạ dày đầy là một trong những yếu tố nguy cơ liên quan đến tổn thương phổi do hít sặc. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố nguy cơ khác nữa nhất là khi người bệnh bị giảm hoặc mất khả năng bảo vệ đường thở trong giai đoạn chu phẫu.

{keywords}
Phải nhịn ăn khi mổ.

Năm 2011, Hội Gây Mê Hoa Kỳ đã đưa ra hướng dẫn thực hiện việc nhịn ăn uống trước mổ và sử dụng các thuốc để giảm nguy cơ tổn thương phổi do hít sặc. Hướng dẫn này tập trung vào những người bệnh được chuẩn bị thực hiện mổ. Trong các trường hợp mổ cấp cứu thì không đặt nặng vấn đề nhịn ăn uống trước gây mê-phẫu thuật vì tính chất khẩn cấp của bệnh và đương nhiên phải chấp nhận nguy cơ của các biến chứng liên quan.

Một số tình trạng cụ thể của người bệnh cũng có thể lý giải cho việc thay đổi uyển chuyển các khuyến cáo này. Hướng dẫn này giúp nâng cao hiệu quả chất lượng gây mê và giảm các biến chứng liên quan đến tổn thương phổi do hít sặc chu phẫu.

Ăn như nào?

Bác sĩ Dũng cho biết hiện nay có các khuyến cáo trong hướng dẫn cho thấy có sự khác biệt giữa thức ăn và thức uống vì thời gian đi qua dạ dày của các chất này thay đổi khác nhau. 

Nhịn ăn uống hoàn toàn 2 tiếng trước khi gây mê làm thủ phẫu thuật chương trình cho cả trẻ em lẫn người lớn. Các thức uống không chứa cồn (nước lọc, nước trà, nước đường, cà phê đen, nước ép trái cây, nước ngọt không có ga) nên dùng trước 2 tiếng với số lượng 100 mL – 200 mL đối với người lớn và 2 mL/kg đối với trẻ em.

Với nhóm thức ăn nhẹ (bánh mì nướng, súp, cháo loãng) nên dùng trước 6 tiếng.

Các thực phẩm béo hoặc chiên xào qua dạ dày chậm hơn nên cần thời gian nhịn ăn uống 8 tiếng. Đối với trẻ nhỏ, nên nhịn uống các loại sữa tươi, sữa đặc, sữa công thức trước 6 tiếng và sữa mẹ trước 4 tiếng.

Hiện nay việc áp dụng hướng dẫn nhịn ăn uống trước mổ được thực hiện đồng bộ qua các quy định chuẩn bị tiền phẫu trong hồ sơ bệnh án điện tử. Các nhóm chuyên viên liên ngành phải quan tâm các thực hành và thay đổi quy trình nếu cần thiết nhằm đảm bảo việc chăm sóc người bệnh dựa trên đảm bảo kết quả chất lượng tối ưu cho người bệnh. 

Lưu ý trước ca phẫu thuật đối với bệnh nhân 

·         Tẩy trang và chùi sạch sơn móng tay, móng chân trước khi phẫu thuật

·         Chải và cột gọn tóc

·         Tháo kính áp tròng

·         Tháo răng giả tháo lắp

·         Tháo tất cả đồ trang sức, bao gồm các loại khuyên đeo trên người

·         Mặc quần áo do bệnh viện cung cấp, không mang vớ và mặc đồ lót. Mang giày dép thoải mái, không mang giày cao gót, xăng đan hay dép xỏ ngón.

·         Đi tiểu trước khi vào phòng mổ

·         Bệnh nhân nhỏ tuổi cần có bố mẹ hoặc người giám hộ đi kèm

·         Trước khi phẫu thuật, nếu người bệnh có các triệu chứng bất thường như: cảm lạnh, đau họng, ho, đau bụng cồn cào, tiêu chảy hoặc sốt, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê hoặc điều dưỡng tại khoa để kịp thời thăm khám tình trạng người bệnh. Bác sĩ có thể quyết định hoãn thực hiện phẫu thuật cho đến khi tình trạng người bệnh ổn định.

 

Bỏ viện về ăn rau xanh trị ung thư, nhiều bệnh nhân tự bỏ cơ hội sống

Bỏ viện về ăn rau xanh trị ung thư, nhiều bệnh nhân tự bỏ cơ hội sống

Theo các bác sĩ, nhiều bệnh nhân ung thư có tâm lý có bệnh thì vái tứ phương dẫn tới những biến chứng đáng tiếc, bỏ qua cơ hội vàng điều trị khác.

Khánh Chi  

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !