5 dấu hiệu cảnh báo suy thận

Tỷ lệ người mắc các bệnh về thận ngày càng tăng. Trong khi đó bệnh thận thường không có triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển nên khi phát hiện bệnh thường đã sang giai đoạn muộn.

Bác sĩ Nguyễn Quang Cừ - BV An Việt.

Những ai có nguy cơ suy thận

Theo BSCK II Nguyễn Quang Cừ - Bệnh viện đa khoa An Việt, gần dây ông tiếp nhận khám cho nam thanh niên 25 tuổi nhưng đã bị suy thận độ 3. Nếu bệnh nhân không đi khám kịp thời và điều trị thì chỉ thời gian ngắn có thế chuyển sang giai đoạn 4, giai đoạn 5 và bệnh nhân sẽ phải chạy thận lọc máu suốt đời.

Nói về bệnh nhân này, bác sĩ Cừ cho biết bệnh nhân làm kỹ sư xây dựng nhưng đi làm công trình suốt, không để ý tới sức khỏe. Gần đây, bệnh nhân thấy người mệt mỏi, chân có dấu hiệu phù nhưng sợ dịch bệnh không đi khám.

Khi cảm giác phù thũng tăng lên, bạn bè ở cùng khuyên nên bệnh nhân mới đến bệnh viện khám. Siêu âm và các xét nghiệm thấy có biểu hiện suy thận.

Theo bác sĩ Cừ bệnh nhân may mắn và được chỉ định điều trị thận bản tồn để khôi phục khả năng của thận.

Bác sĩ Cừ cho biết thận có 4 chức năng chính: giữ cân bằng dịch trong cơ thể, các chất khoáng mà cơ thể cần để duy trì hoạt động bình thường, nhất là chất kali để kiểm soát hoạt động của thần kinh và cơ, quá nhiều hay quá ít kali cũng có thể gây ra yếu cơ và vấn đề cho tim; loại bỏ các sản phẩm giáng hóa của protein (trong thực phẩm) như urê, creatinine (tạo ra trong tiến trình vận động cơ bắp); giải phóng một số hormon thiết yếu vào máu như renin (điều hòa huyết áp), erythropoietin (EPO) giúp tủy xương tạo hồng cầu và hoạt hóa vitamin D để hấp thụ canxi trong thức ăn nhằm tăng cường cho xương.

Một số người dễ phát triển bệnh thận, nếu có bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, bệnh di truyền như thận đa nang, hội chứng Alport; nhiễm khuẩn, nghẽn tắc hay bệnh bẩm sinh đường tiết niệu; bệnh Lupus ban đỏ hệ thống; bệnh phì đại và ung thư tuyến tiền liệt; dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) dài hạn như ibuprofen, ketoprofen và một số thuốc kháng sinh.

Dấu hiệu suy thận.

Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển. Để phát hiện sớm bệnh thận có ba cách: thử nước tiểu, thử máu, đo huyết áp thường xuyên.

Dấu hiệu của bệnh thận

Bác sĩ Cừ cho biết có 5 dấu hiệu cảnh báo bệnh thận mà mọi người cần chú ý

Thứ nhất, nước tiểu bất thường

Những người bị suy thận thường có những dấu hiệu bất thường về nước tiểu, tần suất đi tiểu… như:

Nước tiểu có màu vàng đậm hoặc thay đổi màu. Đi tiểu nhiều về đêm mặc dù không uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Buồn tiểu nhưng đi tiểu lại không được nhiều, tiểu rắt, tiểu buốt. Nhiều trường hợp đi tiểu ra máu, căng tức vùng bàng quang, đi tiểu khó khăn.

Thứ hai, người bệnh có hiện tượng phù nề

Những người bị suy thận, khi chức năng thận suy giảm sẽ dấn tới việc các chất lỏng dư thừa tích tụ trong cơ thể, gây ra hiện tượng phù nề. Hiện tượng phù nề thường xuất hiện ở vùng cổ chân, bàn chân, bàn tay, cổ…

Thứ ba, mệt mỏi, buồn nôn

Nếu cơ thể đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn thì rất có thể là thận của bạn đang gặp vấn đề.

Nhiều người suy thận còn có cảm giác buồn nôn do các chất thải tích tụ trong cơ thể không được đào thải ra bên ngoài. Bên cạnh đó, hơi thở còn có thể xuất hiện mùi khó chịu.

Thứ tư, ngứa, phát ban ở da

Điều này xảy ra là do khi thận bị suy, sự tích tụ các chất thải trong máu gây viêm và ngứa ở nhiều mức độ, có thể sẽ nặng hơn ngứa dị ứng.

Thứ năm, thay đổi hơi thở và vị giác

Bạn cảm thấy hơi thở nông hơn, khó hít sâu; Trong miệng luôn cảm thấy có vị khác lạ, hơi thở có mùi; Ăn không thấy ngon,…

Để phòng bệnh thận, bác sĩ Cừ cho biết mọi người cần uống đủ nước mỗi ngày; thực hiện chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol; hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp; không hút thuốc lá vì hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn; tập thể dục thể thao mỗi ngày; không dùng thuốc khi không có hướng dẫn của bác sỹ vì một số thuốc có hại cho thận.

K.Chi

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !