4 'siêu' bệnh viện tự chủ: Hình thành tập đoàn y tế công, phá sản y tế tuyến huyện?

Thạc sĩ Huỳnh Bảo Tuân cho rằng, tự chủ hoàn toàn thực ra đang đầu tư mạnh tư nhân hóa và bệnh viện và hình thành các tập đoàn y tế công và phá sản y tế tuyến huyện.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Mới đây, 4 bệnh viện tuyến trung ương được Chính phủ cho thí điểm tự chủ hoàn toàn. Đằng sau việc tự chủ hoàn toàn với 4 bệnh viện trên cũng có nhiều ý kiến cho rằng đây là việc quá dễ dàng cho các siêu bệnh viện.

Về vấn đề này, Infonet.vn có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Huỳnh Bảo Tuân - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu & đào tạo về Quản trị doanh nghiệp, Đại học Bách Khoa TP. HCM.

Câu chuyện tự chủ bệnh viện người cười, kẻ khóc. Các bệnh viện tuyến trung ương được chắp thêm cánh còn các bệnh viện tuyến dưới đặc biệt là tuyến huyện rơi vào tình trạng khó khăn. Dù cố phát triển nhưng không ít rào cản với bệnh viện tuyến huyện khi tự chủ. Xin ông cho biết quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?

Thạc sĩ Huỳnh Bảo Tuân:
Các chính sách tự chủ trong y tế có làm phá sản hệ thống y tế không? Có xung đột với những chính sách về hệ thống khám chữa bệnh, phân tuyến không đó là nỗi băn khoăn lo lắng của nhiều người.

Nghịch lý của y tế Việt Nam là rất nhiều bệnh viện tuyến cuối chữa những bệnh thông thường, đáng ra chỉ dừng lại ở bệnh viện tuyến huyện, nhưng giao thông ngày càng thuận lợi, người ta “lên” luôn tuyến trên cho “yên tâm”.

Ngành y chưa bao giờ công bố con số vượt tuyến của các bệnh viện tuyến cuối. Nhưng nếu ta giả sử con số này là 80% lượt bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại tuyến cuối đáng ra nên và chỉ nên khám ở tuyến dưới, thì chuyện gì sẽ xảy ra khi các bệnh viện tuyến cuối, tuyến trung ương tự chủ.

Cốt lõi của tự chủ là thu hút vốn đầu tư của xã hội cho sự phát triển của y tế (xã hội hóa). Nhà đầu tư sẽ đổ tiền vào các bệnh viện tuyến cuối để gia tăng năng lực khám chữa bệnh của bệnh viện tuyến cuối này và để hút thêm 80% lượt bệnh tuyến dưới. Thế thì xu hướng hình thành các tập đoàn y tế công (thực chất là tư nhân đầu tư vào khá nhiều) là quá rõ. Và nó sẽ làm trầm trọng thêm, thậm chí là phá sản bệnh viện tuyến dưới, đặc biệt là bệnh viện tuyến huyện. Dẫn đến một sự lãng phí rất lớn nguồn lực đầu tư những năm qua. Thực tế hiện nay bệnh viện tuyến huyện đã và đang sụt giảm lượng bệnh hay chưa, cần một khảo sát đánh giá tác động.

Nhưng nguy hiểm nhất của xu hướng này là lực lượng y bác sĩ. Chắc chắn, xu hướng dịch chuyển về các Tập đoàn y tế Công này sẽ không gì cản được, và thật sự do nhu cầu mở rộng, các bệnh viện này cũng bằng mọi cách hút lực lượng y bác sĩ (từ tuyến dưới) này.

Viễn cảnh tự chủ của các bệnh viện tuyến cuối sẽ làm cho các bệnh viện này càng ngày càng quá tải dẫn tới phải hút vốn thêm để mở rộng, càng mở rộng thì càng khổng lồ. Do đó trong tương lai 5-10 Tập đoàn y tế công sẽ khổng lồ và phải tải 80-90% tổng nhu cầu khám chữa bệnh.

Đứng ở góc độ người dân và nhân viên y tế, xu hướng trên có thể là một xu hướng tích cực, vì người dân thụ hưởng được một quá trình khám chữa bệnh liên tục về chuyên môn, gia tăng hiệu quả khám chữa bệnh hơn. Nhân viên y tế cũng vậy, tiếp cận được cơ hội phát triển sự nghiệp liên tục hơn.

Tuy nhiên, cấu trúc và mô hình y tế phân tuyến của Việt Nam sẽ phá vỡ. Phải chăng ngành y đang muốn dịch chuyển mô hình y tế phân tuyến hiện nay? Thế thì bài toán BHYT sẽ phải dịch chuyển theo, nếu không thì sẽ làm mất tác dụng của BHYT và người dân phải gia tăng gánh nặng chi trả cho y tế.

Bài toán đặt ra ở đây như thế nào để tự chủ trong y tế không trở nên méo mó?

Thạc sĩ Huỳnh Bảo Tuân: Để đảm bảo sự phát triển hài hòa, và không phá vỡ hệ thống y tế tuyến dưới, thiết nghĩ chính sách tự chủ, và chính sách hợp tác công tư PPP, BOT trong y tế cần:

Thứ nhất: Lập danh mục ưu tiên, và hạn chế đầu tư thông qua hợp tác công tư cho từng bệnh viện tuyến cuối, tuyến trung ương. Để hướng dòng tiền của xã hội vào những nơi thực sự cần, cũng như tránh được đầu tư tư nhân liên kết với nhóm lợi ích trong bệnh viện công hớt những mảng chuyên môn béo bở (đầu tư ít, ít rủi ro, nhu cầu cao, dễ làm dịch vụ), khi đó thực chất là một quá trình “tham nhũng” thương hiệu, uy tín của một bệnh viện dày công xây dựng (thực chất đó là tài sản công).

Trong khi những mảng chuyên môn “ít béo bở” trong mắt nhà đầu tư (đầu tư lớn, nhu cầu không cao, thu hồi vốn chậm), thì không ai muốn đầu tư hết, dẫn đến mất tính đồng bộ trong chuyên môn y tế và làm suy giảm năng lực khám chữa bệnh chung cho toàn hệ thống. Bản chất của đầu tư là sự vị lợi, cho nên phải có giải pháp hạn chế dòng vốn xã hội vào những nơi làm trầm trọng thêm sự ổn định của cấu trúc y tế, trừ khi ngành y thực sự muốn dịch chuyển cấu trúc.

Thứ hai: Công khai minh bạch các danh mục đầu tư này. Cũng như phải công khai minh bạch các đề án tự chủ của các bệnh viện cho dù là tuyến nào.

Thứ ba: Các địa phương cần cởi mở hơn với đầu tư tư nhân vào hệ thống y tế tuyến cơ sở, đặc biệt là những chính sách khuyến khích đầu tư phải thể hiện sự cam kết ổn định, không dể dàng bị điều chỉnh cho dù có thay đổi nhân sự ở các cấp quản lý địa phương.

Vâng xin cảm ơn ông!

Kỳ sau: Tự chủ bệnh viện: Làm sao để không lấy tài sản công phục vụ nhà giàu?

Phương Thúy

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Đang cập nhật dữ liệu !