10 sự kiện tiêu biểu của ngành y, vắng mặt VN Pharma

Năm 2017, đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của các bộ ngành trong đó có ngành y. Ngày 31/12, Bộ Y tế đã công bố 10 sự kiện tiêu biểu của ngành như sự cố tai biến chạy thận ở Hoà Bình, thay đổi giá dịch vụ y tế... thiếu vắng sự kiện VN Pharma.

Vụ tai biến xảy ra vào tháng 5/2017

Sự cố hy hữu xảy ra khi chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình

Sáng ngày 29/5/2017, 18 người đang chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình xuất hiện các dấu hiệu sốc phản vệ sau 1 giờ chạy thận nhân tạo. 8 người sau đó lần lượt tử vong, 10 người may mắn sống sót được chuyển khẩn cấp sang Bệnh viện Đa khoa thành phố Hòa Bình chạy thận tiếp, sau đó đưa về Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) trong đêm.

Qua quá trình điều tra, Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) đã thành lập tổ công tác đặc biệt giám định các máy móc dùng liên quan. Theo kết luận giám định, mẫu nước thu tại đầu cấp vào máy lọc thận số 10, số 13 có độ PH rất thấp, độ dẫn điện rất cao, hàm lượng Floura cao gấp 245 và 260 lần mức cho phép. Các mẫu nước này đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước sử dụng cho chạy thận nhân tạo theo tiêu chuẩn AAMI. Ngoài 2 máy lọc thận trên, mẫu nước giám định tại các máy chạy thận nhân tạo khác cũng có hàm lượng Florua vượt ngưỡng an toàn hàng trăm lần...

Nhiều vụ hành hung, tấn công thầy thuốc khi làm nhiệm vụ

Cộng đồng và các cơ quan báo chí lên án những hành vi côn đồ, vi phạm pháp luật của những kẻ đã tấn công bạo lực đối với thầy thuốc.
Như một số vụ việc tại Bệnh viện Thạch Thất, Bệnh viện 115 (Nghệ An), Trạm Y tế xã Hương Long (Hà Tĩnh), Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, tại Bệnh viện 115 Thái Bình v.v…

Nhiều bác sĩ bị hành hung khi đang làm nhiệm vụ

Ngành Y tế cũng lên tiếng kêu gọi chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật tại địa phương xem xét và có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những kẻ đã gây thương tích cho các thầy thuốc. Đồng thời kêu gọi chính quyền địa phương các cấp chủ động phối hợp với ngành y tế áp dụng những biện pháp an ninh cần thiết để bảo đảm an toàn cho các nhân viên y tế. Phối hợp với công an sở tại triển khai các biện pháp bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân viên y tế và kêu gọi các cơ quan báo chí và cộng đồng lên án mạnh mẽ những hành vi bạo lực nhằm vào nhân viên y tế.

Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia được đưa vào sử dụng

Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia đã được khai trương vào ngày 24/3/2017, hệ thống đã được áp dụng và triển khai trên phạm vi toàn quốc từ ngày 01/6/2017, 63 tỉnh/thành phố với 12.877 đơn vị. Đến nay, hệ thống đã ghi nhận: 8.713.381 đối tượng. Hệ thống đảm bảo quản lý tất cả các đối tượng tiêm chủng, là trẻ em, phụ nữ theo mã ID, quản lý suốt đời từ khi trẻ sinh ra, quản lý vật tư vắc xin và các tiện ích khác cho người dùng như quét mã vạch đối tượng, nhắn tin cho người dân, cổng thông tin tra cứu lịch sử tiêm chủng. Hệ thống thực hiện quản lý quá trình, toàn diện các công tác tiêm chủng cho cán bộ trực tiếp và cán bộ quản lý 4 tuyến từ Trung ương.

Đưa chi phí tiền lương vào giá dịch vụ y tế 

Việc lần đầu tiên đưa chi phí tiền lương vào giá dịch vụ y tế cơ bản không làm ảnh hưởng đến các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn… vì các đối tượng này đã được Nhà nước mua thẻ hoặc hỗ trợ phần lớn để mua bảo hiểm y tế, phần tăng thêm do bảo hiểm xã hội thanh toán, tạo điều kiện cho các bệnh viện nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, phục vụ người có thẻ bảo hiểm y tế được tốt hơn, khuyến khích các bệnh viện tuyến dưới phát triển các kỹ thuật y tế, giảm tải tuyến trên. Mức giá có tiền lương chỉ áp dụng cho người có thẻ bảo hiểm y tế nên không ảnh hưởng đến người chưa tham gia bảo hiểm y tế. Mặt khác khuyến khích người dân mua bảo hiểm y tế, ước tính năm 2017 tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 86%.

Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới

Trong năm 2017, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới. Sau 25 năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đã ban hành 2 Nghị quyết thay thế cho Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII năm 1992 với những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam.

Tinh gọn bộ máy

Trong năm 2017, ngành y tế đã thực hiện đổi mới, sắp xếp hệ thống y tế theo hướng tinh gọn bộ máy trên cơ sở sáp nhập các trung tâm y tế không có giường bệnh thành Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố. Theo đó sẽ giảm trung bình mỗi tỉnh 5 đơn vị và tiến tới sẽ giảm 315 đơn vị tại 63 tỉnh/ thành phố. Như vậy, sẽ giảm ít nhất 1.260 vị trí lãnh đạo (cấp trưởng, phó các đơn vị). Bên cạnh đó, sẽ giảm biên chế làm gián tiếp trong các tổ chức như: hành chính, văn thư, tổ chức, lái xe, bảo vệ...

Mỗi năm nhà nước không phải chi 154,080 tỉ đồng sau khi các tỉnh này tinh giản biên chế. Việc sáp nhập không chỉ tiết kiệm nguồn chi do cắt giảm nhân lực gián tiếp cồng kềnh mà từ nguồn tiết kiệm đó còn thêm nguồn lực đầu tư cho y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Tiết kiệm ngân sách nhờ đấu thầu thuốc tập trung

Trong năm 2017, Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia đã tiến hành mở gói thầu mua sắm tập trung đầu tiên với tổng giá trúng thầu là hơn 2.269 tỷ đồng, so với tổng giá kế hoạch của 5 gói thầu này là 2.746 tỷ đồng, đã tiết kiệm được trên 477 tỷ đồng (17%) so với giá kế hoạch.

Tự chủ sản xuất vắc xin Sởi – rubella

Tháng 3/2017 vắc xin Sởi – rubella do Việt Nam sản xuất đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Việt Nam là một trong bốn nước Châu Á có thể tự sản xuất vắc xin phối hợp sởi-rubella sau Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Đây là lần đầu tiên Việt Nam sản xuất được vắc xin 2 trong 1 trên dây truyền công nghệ hiện đại.

Thành công nhiều ca ghép tạng đặc biệt

Theo Bộ Y tế, trong năm 2017 đã có nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng thành công trong lĩnh vực ghép tạng. Hàng loạt các ca ghép tạng rất đặc biệt, đó là ca ghép phổi đầu tiên tại Việt Nam thực hiện ngày 21/2/2017 cho bệnh nhi 6 tuổi; Ca ghép tim đặc biệt cho một bé trai 10 tuổi hôm 15/3/2017, với trái tim hiến tặng của một người trưởng thành.

Tại BV Chợ Rẫy đã lập 8 kỷ lục Việt do Hội Kỷ lục Việt Nam xác nhận, đó là các kỷ lục về "Bệnh viện thực hiện ca phẫu thuật ghép thận từ người hiến thận chết não đầu tiên tại Việt Nam”; “Bệnh viện tổ chức và thực hiện quy trình ghép thận từ người hiến tim ngừng đập đầu tiên tại Việt Nam”; “Đơn vị thực hiện nhiều ca ghép thận nhất Việt Nam”; “Đơn vị tổ chức vận chuyển tạng hiến với hành trình chuyển tạng dài nhất từ Nam ra Bắc để cứu người”; “Người thực hiện ca ghép thận từ người hiến thận chết não đầu tiên tại Việt Nam”; “Người thực hiện ca phẫu thuật lấy và ghép thận từ người hiến thận tim ngừng đập đầu tiên tại Việt Nam”; “Người tổ chức điều phối tạng hiến với hành trình chuyển tạng dài nhất từ Nam ra Bắc để cứu người”; “Người thực hiện ca ghép thận đổi chéo người cho đầu tiên tại Việt Nam”.

Lập hồ sơ sức khỏe cá nhân tại trạm y tế xã
Trong năm 2017, lần đầu tiên việc lập hồ sơ sức khỏe cá nhân gắn với bảo hiểm y tế toàn dân và chăm sóc sức khỏe toàn dân được thực hiện. Với hơn 11.400 trạm y tế cấp xã, trong đó 78% số trạm có bác sĩ làm việc là điều rất thuận lợi cho việc triển khai việc quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân. Đây là tuyến y tế gần dân nhất, nhanh nhất thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, tuy nhiên hiện tuyến y tế này vẫn chưa phát huy tối đa hiệu quả do những khó khăn về cơ chế tài chính, khả năng cung ứng dịch vụ... Do đó, cùng với việc bao phủ y tế toàn dân để đảm bảo cơ chế tài chính, quyết tâm của Chính phủ thực hiện việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe sẽ tạo ra một cơ chế mới, khắc phục được khó khăn này, trở thành một trong những bước thực hiện bao phủ toàn diện về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tại cơ sở.
 

Khánh Ngọc

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !