Ngày 24/4, nhân Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức công bố tiến độ mới nhất của dự án "Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng", nhiều PV trong nước và quốc tế đã được phép "xâm nhập" vào một khu vực vốn được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt!
Các PV trong nước và quốc tế đều rất muốn khám phá mố xử lý đất, bùn nhiễm dioxin (Ảnh: HV)
Toàn bộ khu vực dự án đều nằm trong vùng kiểm soát của Bộ Quốc phòng Việt Nam mà cụ thể là Quân chủng Phòng không - Không quân. Để ra vào công trường này phải có giấy phép đặc biệt của Bộ Quốc phòng do đây là khu vực nhiễm dioxin.
Khu vực dự án được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt
Để xử lý khoảng 73.000m3 đất, bùn nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng xuống dưới mức tiêu chuẩn Việt Nam, dự án đang tiến hành xây dựng một bể chứa gọi là mố xử lý lớn hơn cả một sân vận động với chiều rộng 70m, chiều dài xấp xỉ 100m, nhìn từ xa cứ như những "Kim tự tháp" đang lúc ẩn, lúc hiện lên giữa "sa mạc" dioxin.
Các chuyên gia của USAID giám sát rất chặt chẽ quá trình thi công của công nhân
Bao bọc chung quanh bể chứa là 4 bức tường thành rất dày, cao 7,3m, được xây dựng bằng những khối bê tông rời rất lớn lắp ghép lại. Nếu tính cả hệ thống cách nhiệt ở đáy và đỉnh của kết cấu thì bể chứa này cao khoảng 8m. Ngay dưới chân tường thành đất và bùn nhiễm dioxin sau khi đưa vào bể chứa này sẽ được làm nóng tới 3350C thông qua 1.254 giếng truyền nhiệt.
Mố xử lý được xây dựng bằng những khối bê tông lớn lắp ghép
Nhìn từ xa cứ như Kim tự tháp...
ẩn hiện giữa "sa mạc" dioxin
Công nghệ xử lý hấp thu nhiệt được xác định là phương pháp hiệu quả nhất và đã được chứng minh về mặt khoa học để phân huỷ dioxin nhưng có tác động thấp nhất đến sức khoẻ con người và môi trường trong điều kiện đặc thù của khu vực dự án này.
Trước khi cho phép các PV vào tham quan dự án, kỹ sư Peter Chenevey của nhà thầu CDM Smith căn dặn rất nhiều về việc bảo đảm an toàn
Các PV phải leo lên bức tường thành cao hơn 7m cũng được canh gác cẩn thận ngay từ chân cầu thang
Công nghệ này là một công nghệ cải tiến, áp dụng quy trình dẫn nhiệt và hút chân không để xử lý đất và bùn nhiễm dioxin. Đất và bùn đào lên được đưa vào mố xử lý hoàn toàn được bít kín bằng bê tông. Các thanh nhiệt hoạt động ở nhiệt độ khoảng 750 - 8000C làm tăng nhiệt độ của toàn bộ mố lên đến ít nhất 3350C. Ở nhiệt độ này, liên kết phân tử của hợp chất dioxin bị phá huỷ thành các chất vô hại khác, chủ yếu là CO2, H2O và Cl2.
Từ trên máy bay nhìn xuống, mố xử lý như một chiếc hồ...
lớn hơn cả một sân vận động
Đất và bùn ô nhiễm sẽ được đưa vào mố theo 2 giai đoạn và được làm nóng ở nhiệt độ cao trong vài tháng để làm phân huỷ dioxin. Sau khi kết quả phân tích mẫu đất khẳng định đất đã sạch thì đất và bùn đã được làm sạch trong giai đoạn 1 sẽ được đưa ra khỏi mô, đồng thời đất và bùn thuộc giai đoạn 2 sẽ được đưa vào mố để tiến hành quá trình nung nóng tương tự.
Phương tiện cơ giới
và công nhân đang tham gia thi công dự án
Công nhân đang lắp đặt lớp lót bằng nhựa dày, rất chắc chắn, trên nền của kết cấu nhằm ngăn chặn nước rò rỉ ra ngoài hoặc nước từ bên ngoài thấm vào hệ thống xử lý trong giai đoạn vận hành.
Theo dự kiến, trên 95% dioxin sẽ bị phân huỷ trong quá trình xử lý nhiệt. Phần dioxin bay hơi sẽ được chân không hoá ở ngoài và đưa vào hệ thống xử lý thứ cấp dành cho chất lỏng và hơi thoát ra từ mố. Hệ thống này sẽ đảm bảo không để dioxin hoặc các chất ô nhiễm khác bay ra môi trường.
Dưới chân dưới bức tường thành rất dày...
là tuyến đường dành cho xe ôtô chở đất, bùn nhiễm dioxin vào mố xử lý...
Cạnh mố xử lý là sân phơi bùn nhiễm dioxin đã được thi công hoàn tất
Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2016. Sau khi xử lý xong toàn bộ đất, bùn ô nhiễm tại sân bay Đà Nẵng, mố xử lý này sẽ được tháo dỡ, làm sạch các khối bê tông và chuyển đi sử dụng vào việc khác.
Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.
Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.
Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.
Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.
Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.
Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.
Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD
Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.