Học sinh lo sợ mặt trái mạng xã hội gây tổn thương, gia tăng bạo lực học đường

Em Ngô Mai Uyên (Trường THPT Phú Nhuận, Tp.HCM) nhận định, bạo lực học đường không chỉ là đấm đá, gây gổ mà còn là cách lạm dụng tự do ngôn luận, sử dụng sức mạnh đám đông để làm tổn thương người khác.
Học sinh lo sợ mặt trái mạng xã hội gây tổn thương, gia tăng bạo lực học đường - ảnh 1

Học sinh thẳng thắn bày tỏ ý kiến với lãnh đạo Sở GDĐT TP.HCM

Trăn trở với bạo lực học đường

Ngày 28/3, lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM đã đối thoại với học sinh thành phố với chủ đề “Văn hóa ứng xử học đường”. 160 học sinh tiêu biểu đại diện khối các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên của TP.HCM đã chia sẻ những tâm tư, bức xúc với lãnh đạo Sở GDĐT về cách ứng xử của học sinh, không chỉ trong môi trường học đường mà cả ngoài xã hội. 

Em Võ Trâm Anh (Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền) phản ánh, bạo lực học đường vẫn liên tục xảy ra tại tất cả các trường. Khi xảy ra vi phạm, thầy cô thường xử lý nghiêm khắc mà thiếu đi tình người, không tìm hiểu nguyên nhân vì sao đánh nhau.

Trâm Anh kiến nghị: Liệu có giải pháp nào thích hợp hơn để học sinh nhận ra cái sai thay vì đuổi học? Có lớp nào về ứng xử học đường cho học sinh hay không?

Cũng trăn trở như Trâm Anh, em Ngô Mai Uyên (Trường THPT Phú Nhuận) nhận định, bạo lực học đường không chỉ là đấm đá, gây gổ mà còn là cách lạm dụng tự do ngôn luận, sử dụng sức mạnh đám đông để làm tổn thương người khác.

Mai Uyên đưa ra ví dụ về một trường hợp nữ sinh 15 tuổi bị tung clip nhạy cảm trên mạng, đã có rất nhiều học sinh vào chửi bới, lăng mạ đến mức bạn đó phải tìm đến cái chết.

Mới đây nhất là vụ nữ sinh lớp 9 bị bạn trai giết và phi tang trong thùng xốp, nhưng có không ít học sinh đọc tin này với vẻ thờ ơ, thậm chí còn lấy hình ảnh thùng xốp ra trêu ghẹo, chọc nhau. Mai Uyên trăn trở, có phải học sinh đang ngày vô cảm?

Em Trần Thị Ngọc Yến (Trường THPT Phước Long) lo lắng trước biến tướng của trào lưu “Việt Nam nói là làm” đang có ảnh hưởng xấu đến giới trẻ Việt Nam vì nhu cầu muốn làm mình nổi bật, muốn khẳng định giá trị bản thân. Ngọc Yến đưa ra câu hỏi: Có giải pháp nào để giới trẻ khẳng định giá trị bản thân đúng đắn hơn không?

Ảnh hưởng không nhỏ của mạng xã hội

Em Trương Lê Gia Bảo (Trường THPT Ngô Thời Nhiệm) nhận xét, nhiều bạn học sinh hiện nay đọc rất nhiều sách như ngôn tình, đam mỹ, rồi sáng tác truyện epic nhưng trong các truyện này có những ngôn từ, cách ứng xử không phù hợp như chửi thề, văng tục, yêu đương...

Gia Bảo kiến nghị, có cách nào để định hướng đọc sách cho học sinh hay không vì thực tế, có một số loại sách rất hay, tác động trực tiếp đến tâm hồn, ứng xử của học sinh nhưng rất ít bạn quan tâm.

Một học sinh Trường THPT Đinh Thiện Lý thẳng thắn cho biết, facebook hiện không thể thiếu trong cuộc sống của học sinh, nhưng việc học sinh còn đăng, chia sẻ những clip đánh nhau, bài post mang lời lẽ tục tĩu diễn ra khá nhiều.

Em đề xuất trong môn học Giáo dục công dân, tin học, kỹ năng sống, các thầy cô nên dạy học sinh cách sử dụng, tận dụng tối đã khả năng của facebook như tổ chức các cuộc thi làm clip hay… để học sinh biết cách dùng facebook hiệu quả nhất, không gây ảnh hưởng xấu đến bản thân và người khác.

Em Anh Thư (Trường THPT Võ Thị Sáu) chia sẻ: "Có bạn đi học vì gia đình khó khăn nên mua giày giá rẻ nhưng nhiều bạn giàu có khác trong trường chọc ghẹo, thậm chí chửi vì xài hàng nhái. Rồi bạn này bị áp lực quá nên phải chuyển trường luôn. Em thấy tình trạng phân biệt giàu nghèo trong trường vẫn còn rất nhiều. Vì thế, em mong thầy cô nên có biện pháp hoặc làm sao để các bạn yêu thương nhau hơn, đến trường là để học tập chứ không phải xem xét, so đo nhau về vật chất".

Các em cũng đã mạnh dạn nêu lên nhiều vấn đề khác như văn hóa xếp hàng khi đi xe bus; hoạt động tư vấn tâm lý học đường chưa hiệu quả, giáo viên chưa hiểu và quan tâm đến suy nghĩ của học sinh; việc giáo dục ở nhà trường chưa bám sát tình hình thực tế; thiếu các chương trình và sân chơi giáo dục kỹ năng cho các em; học sinh tự do hút thuốc, chửi thề ngay bên ngoài cổng trường…

Cô Bùi Minh Tâm (Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh) xúc động khi tham dự buổi đối thoại này, nhận thấy các thầy cô cần xem xét lại những gì đã làm với học sinh, cần có những định hướng sao cho phù hợp với xu thế xã hội và mong muốn của học sinh. Đồng thời, cô cũng mong muốn các em cùng chung tay với thầy cô trong các hoạt động của nhà trường.

Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM khẳng định: Qua 8 kỳ đối thoại được tổ chức từ năm 2009 đến nay, lãnh đạo ngành giáo dục đã được nghe nhiều ý kiến rất xác đáng, cụ thể của các em học sinh. Buổi đối thoại này là cầu nối giúp học sinh thành phố hiến kế những giải pháp tích cực để văn hóa ứng xử học đường ngày càng thân thiện, gần gũi và thiết thực.

Bạch Dương

Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên

Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.

Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ

Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !