Hải chiến Gạc Ma và cảm xúc của một du học sinh

Thật khó có thể kìm nén được cảm xúc khi được đọc những chia sẻ của nhân chứng sống, Đại tá Bùi Hoàng Hải, thành viên tàu HQ604, về hải chiến Trường Sa 1988 :"Chưa kịp nhớ hết tên nhau thì anh em đã hi sinh... "
Hải chiến Gạc Ma và cảm xúc của một du học sinh - ảnh 1

Trong tiết trời se lạnh cuối xuân tại Oasinhtơn, ngồi truy cập từng bài báo, đọc từng trang tài liệu về sự kiện Hải chiến Trường sa (14/3/1988) vừa hào hùng, vừa bi tráng, tôi - một du học sinh đến từ nước Việt, không khỏi rưng rưng khi suy ngẫm về sự hy sinh của thế hệ đi trước để giữ lại cho chúng tôi – thế hệ của ngày hôm nay không chỉ là một câu chuyện lịch sử mà còn là một niềm tự hào về chủ quyền biển đảo, lãnh thổ thiêng liêng của đất nước.

Ngược dòng thời gian trở lại những ngày đầu tháng 3 năm 1988, thời điểm Trung Quốc đang tìm mọi cách để đặt chân lên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, sau khi lần lượt chiếm đóng 5 bãi đá ngầm (Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven và Xu Bi), quân địch tiếp tục lấn xuống phía Nam hướng khu vực Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao. Quân chủng Hải quân Việt Nam đã nhanh chóng triển khai các tàu HQ 604, HQ 605 và HQ 505 chở công binh ra cắm cờ, xây đảo để khẳng định chủ quyền. Tại Gạc Ma, quân địch mang vũ khí xông lên bãi cướp cờ do ta dựng và gặp phải sự chống cự quyết liệt từ các chiến sỹ hải quân Việt Nam khi đó đã quả cảm kết thành vòng tròn bảo vệ quốc kỳ. Không thể lay chuyển được “vòng tròn bất tử” đó, hải quân địch đã hèn hạ rút lui ra xa dùng hỏa lực mạnh bắn chìm tàu HQ 604 và xả súng đại liên tàn sát các chiến sỹ làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Tại Cô Lin, bị tàu địch tấn công, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ cho tàu HQ 505 lao thẳng lên bãi, trở thành cột mốc sống bảo vệ chủ quyền. Tại Len Đao, quân địch bắn chìm tàu HQ 605 của ta vào sáng 15/3/1988. 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam đã nằm lại biển khơi. Việt Nam giữ được Cô Lin, Len Đao. Còn Gạc Ma rơi vào tay Trung Quốc.

Hải chiến Gạc Ma và cảm xúc của một du học sinh - ảnh 2

Tàu HQ 604 lên đường làm nhiệm vụ ở Trường Sa

Thật khó có thể kìm nén được cảm xúc khi được đọc những chia sẻ của nhân chứng sống, Đại tá Bùi Hoàng Hải, thành viên tàu HQ604, về hải chiến Trường Sa 1988 :"Chưa kịp nhớ hết tên nhau thì anh em đã hi sinh... Sau khi tàu HQ 604 bị chìm, một số chiến sỹ còn lại cùng thi thể liệt sỹ Trần Văn Phương lênh đênh trên chiếc xuồng nhôm không có máy móc, không có mái chèo, nhiều chỗ bị thủng. Đến chiều ngày 14/3, các chiến sỹ được đưa lên tàu HQ 505 vào đảo Sinh Tồn”.  Những người anh hùng,  những chiến sĩ, những thuỷ thủ của ta đã bị một số lượng đông đảo hải quân phương bắc thảm sát đẫm máu trong một cuộc chiến không cân sức giữa một bên là các tàu khu trục được trang bị hoả lực mạnh còn một bên chỉ có tàu vận tải cùng một số ít vũ khí cá nhân cùng lòng quyết tâm ngăn chặn quân thù chiếm đảo. Tôi sẽ không thể nào quên được câu nói của Thiếu uý Trần Văn Phương trước lúc nhắm mắt: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân!”. Lời nói ấy, tinh thần ấy, lòng dũng cảm ấy đã truyền cho tôi rất nhiều cảm hứng và niềm tự hào về mảnh đất hình chữ S yêu thương.

Tạm đặt sang một bên những yếu tố xúc cảm về trận hải chiến đẫm máu tại Trường Sa năm 1988, chúng ta cần phải khẳng định rằng, sự kiện này nằm trong chuỗi âm mưu của Trung Quốc hòng bất chấp tất cả để tiến ra Biển Đông. Từ đây, họ đã tiến hành một loạt các hoạt động đơn phương, ngang ngược để độc chiếm khu vực chiến lược này. Ngư dân Trung Quốc dưới sự chống lưng của chính quyền đang ngày ngày tiến hành các hoạt động đánh cá bất hợp pháp trên Biển Đông. Chúng thậm chí còn vũ trang hóa ngư dân, biến số này thành “hung thần” trên biển, hoạt động dưới vỏ bọc bảo vệ chủ quyền.

Nghiêm trọng hơn, trong vòng 4 năm trở lại đây, phương bắc đã tiến hành bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo và các công trình dân sự, quân sự tại quần đảo Trường Sa, trong đó có các khu vực chúng chiếm đóng trái phép của Việt Nam năm 1988. Tổng diện tích cải tạo của họ lên tới trên 12 km2, lớn hơn nhiều lần tất cả diện tích của các đảo nổi tại quần đảo Trường Sa cộng lại.

Hoàn thiện xong các đảo nhân tạo trái phép đồng nghĩa với việc môi trường sinh thái biển tại Biển Đông cũng đã bị phương bắc tàn phá nặng nề, và các đảo nhân tạo này là một phần trong trò chơi hai mặt của một nước lớn với cộng đồng quốc tế và các nước láng giềng, một mặt họ tuyên bố trỗi dậy trong hòa bình và cam kết phi quân sự hóa khu vực Biển Đông, một mặt lại đem hàng loạt thiết bị quân sự, khí tài, trạm radar cao tần và quân lính tới Trường Sa. Đáng suy nghĩ hơn, họ còn chà đạp lên pháp luật quốc tế khi bác bỏ không công nhận phán quyết của Tòa trọng tài PCA trong vụ kiện với Philippines, kiên quyết bảo vệ chủ quyền với cái được gọi là "đường chín đoạn" phi pháp của họ tại Biển Đông. Các hoạt động này của phương bắc đã gây ra làn sóng bất bình trong dư luận quốc tế, để lại nhiều hệ lụy lâu dài cho an ninh, môi trường trong khu vực. Tôi tin rằng thế hệ người Việt thế kỷ 21 như tôi và các bạn, sẽ không thể nào vô cảm với những hành động ngang ngược này.

Hải chiến Gạc Ma và cảm xúc của một du học sinh - ảnh 3

Hai chín năm đã trôi qua, nhưng Gạc Ma vẫn mãi là một vết thương chưa lành, nhói buốt trong lòng mỗi con dân nước Việt. Máu vẫn đổ trên thềm lục địa của tổ quốc trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Với tư cách là một người Việt đang học tập, sinh sống ở nước ngoài, trái tim tôi chưa một ngày nào ngừng thôi thúc mình cần phải đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc bảo vệ biển đảo quê hương. Mặc dù trong nhiều năm qua cộng đồng du học sinh tại Mỹ có quan tâm và tìm hiểu nhưng chưa có chương trình truyền thông, hành động cụ thể và sâu sắc về chủ đề này. Nhưng khi càng tìm hiểu, càng nghiên cứu nhiều hơn về biển đảo quê hương, tôi lại càng ý thức được rõ ràng và sâu sắc hơn nhiệm vụ của mỗi chúng ta, thế hệ du học sinh trẻ phải chia sẻ được những thông tin khách quan về không chỉ sự kiện Hải chiến Trường Sa 1988 mà còn về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đến bà con trong cộng đồng người Việt và đông đảo bạn bè quốc tế yêu chuộng hòa bình.

Việt Nam, đất nước đã trải qua quá nhiều hi sinh, mất mát trong vô số cuộc chiến khốc liệt, chúng ta hiểu thấu giá trị của hòa bình, chúng ta không bao giờ cho phép bất cứ thế lực bên ngoài nào xâm phạm đến từng tấc đất, vùng trời thiêng liêng của tổ quốc. Tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong hải chiến Trường Sa 1988, trong tôi sẽ luôn bồi hồi cảm xúc mỗi khi tháng 3 về!

Oasinh tơn, 14/03/2017

PV

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !