Hà Nội bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với sản phẩm OCOP

Hà Nội là Thủ đô, trái tim của cả nước, có 30 quận, huyện, thị xã, 579 đơn vị hành chính cấp xã. Đây cũng được coi là “đất trăm nghề”, với 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP. Hà Nội cho biết: Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó gồm 4 nhóm: Chế biến, bảo quản nông sản có 329 làng nghề; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có 56 làng nghề; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ có 822 làng nghề; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh có 143 làng nghề.

Đến nay, Hà Nội đã công nhận được 313 làng nghề, làng nghề truyền thống. Bên cạnh đó, Hà Nội hiện có 1.090 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động, 1.543 tổ hợp tác, 1.581 trang trại; Có 141 chuỗi liên kết, 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao, đây là điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện Chương trình OCOP. Do vậy, Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3629/QĐ-UBND ngày 8/7/2019  phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội đến năm 2020, với mục tiêu phát triển, nâng cấp, hoàn thiện và tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm từ 800 đến 1.000 sản phẩm OCOP.

Với tinh thần "Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Thủ đô Hà Nội", thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, TP. Hà Nội đã xây dựng dự thảo Đề án xây dựng “Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiêu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái của quốc gia tại thành phố Hà Nội” nhằm tạo điều kiện phát triển, ươm mầm tài năng thiết kế sáng tạo hình ảnh, con người, sản vật của Việt Nam với thế giới, đưa Hà Nội trở thành nơi trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của Hà Nội với cả nước và bạn bè quốc tế, đồng thời là nơi tổ chức các sự kiện lớn, giao lưu văn hóa vùng miền của cả nước và thế giới.

{keywords}
Các sản phẩm chế biến của làng nghề Hà Nội luôn mang đậm nét tinh túy của “đất trăm nghề”. Ảnh: Mạnh Hùng

Trong tham luận “Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sản xuất, quảng bá và thương mại sản phẩm OCOP” tại hội thảo góp ý xây dự khung chương trình và giải pháp thúc đẩy Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 được tổ chức mới đây, đại diện Sở NN&PTNT TP. Hà Nội cũng cho biết: Ngày 17/3/2021, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình số 04 đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025. Trong đó, xác định mục tiêu Chương trình OCOP đến năm 2025 là phấn đấu đánh giá, phân hạng thêm ít nhất 2.000 sản phẩm OCOP trở lên. Triển khai Đề án “Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái của quốc gia tại Hà Nội”. Mỗi huyện, thị xã xây dựng ít nhất 1 trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch. Hỗ trợ phát triển Trung tâm bảo tồn nghề gốm tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm nhằm xây dựng thành trung tâm bảo tồn, phát triển sản phẩm gốm quốc gia của Việt Nam. Thành phố công nhận thêm trên 50 làng nghề, nghề truyền thống; có ít nhất 100 làng nghề, nghề truyền thống được hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể; 100% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận thuộc danh mục được đánh giá tác động môi trường. Đồng thời xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; Đề án Quy hoạch phát triển làng nghề Hà Nội giai đoạn 2021-2030, định hướng đến 2040.

Để có thể bảo tồn, phát triển làng nghề bền vững, Hà Nội đã xác định triển khai thực hiện đồng bộ nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 bằng việc tăng cường công tác công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, của thành phố về vai trò, ý nghĩa của sự phát triển ngành nghề nông thôn và bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, thống nhất về nhận thức và hành động.

Bên cạnh đó, tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề, nhân cấy nghề, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo nghề, chú trọng các nghề truyền thống, cổ truyền. Tổ chức các cuộc thi tay nghề, phong tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi…; Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật, tổ chức sản xuất, quản lý doanh nghiệp cho chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất tại làng nghề.

Hà Nội cũng xác định tập trung phát triển làng nghề gắn với phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng để phục vụ hiệu quả sản xuất, kinh doanh và xúc tiến thương mại; bảo tồn, phát triển làng nghề, đẩy mạnh việc nâng cấp, chỉnh trang cơ sở hạ tầng của các làng nghề phục vụ tốt hơn cho nhu cầu du lịch; Khôi phục, bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống; kết hợp phát triển làng nghề với du lịch; đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật để sáng tác mẫu mã, nâng cao trình độ tay nghề cho thợ trẻ, gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn và đầu tư xử lý môi trường làng nghề để đảm bảo phát triển bền vững...

Mạnh Hùng

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !