Trẻ suy sụp, trầm cảm, tự tử vì bị bắt nạt qua mạng xã hội

Thay vì bị bắt nạt trực tiếp, hiện nay trẻ rất dễ bị bắt nạt qua mạng xã hội. Cả 365 ngày, các em đều có nguy cơ bị bắt nạt nhưng không có nơi nào trốn thoát. Có trẻ do quá áp lực vì bị đe dọa trên mạng nên tự làm đau bản thân, khép mình, sợ đi học và thậm chí muốn tự tử.
Thông tin này vừa được đưa ra tại hội thảo “Chương trình phòng ngừa và can thiệp bắt nạt trực tuyến dựa vào trường học”, do Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) tổ chức ngày 2/1, tại Hà Nội.

Bị bắt nạt nhiều nhất qua facebook

Theo PGS. TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục (Trường ĐH Giáo dục), lâu nay nhiều người biết đến việc trẻ bị bắt nạt trực tiếp, không mấy ai nghĩ đến bắt nạt qua mạng.

Cá biệt có những học sinh vừa bị bắt nạt trực tiếp nhưng vừa bị bắt nạt qua mạng. Trong đó, trên thế giới, trẻ bị bắt nạt nhiều nhất qua Facebook. Tại Việt Nam, ngoài Facebook, trẻ còn bị bắt nạt qua cả hai mạng xã hội Zalo và Viber. Đặc biệt, đối tượng bắt nạt nhiều nhất là bạn cùng lớp.

PGS.TS Trần Thành Nam cho hay, mình còn nhớ rất rõ câu chuyện của một học sinh ở Hà Nội. Do em này thừa cân, các bạn cùng lớp thường đưa hình thể xấu xí ấy ra trêu đùa và chế nhạo khiến em đã nhiều lần nghĩ cách chết như thế nào.

PGS. TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục (Trường ĐH Giáo dục - ĐHQG Hà Nội).


“Học sinh này không hoạt động tập thể. Em ăn kiêng quá mức và thường móc để nôn nếu trót nhỡ ăn nhiều. Em hoạt động bằng mọi cách để tiêu tốn calo, tự rạch tay để làm mất máu.

Trong thời gian dài, em không còn đủ sức khỏe để học tập. Khi mẹ đưa em đến gặp bác sĩ tâm lý, gia đình chỉ biết con đã rạch tay mà không hề biết nguyên nhân sâu xa của sự việc này là do trước đó, em bị bạn bè chế nhạo ở trường khiến tinh thần suy sụp”, TS Nam nhớ lại.

Còn theo cô Thu Hà (Phòng Giáo dục học đường, Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Hà Nội), có nhiều học sinh do bị bắt nạt nên trầm cảm. “Cả người bắt nạt và bị bắt nạt đều phải được hỗ trợ tâm lý”, cô Hà khẳng định.

Chia sẻ thêm tại hội thảo, TS Nguyễn Hồng Kiên (ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội) kể lại câu chuyện nữ sinh lớp 8 mang xăng đốt trường THCS Phạm Ngũ Lão (Khánh Hòa) khiến hai chân bỏng nặng, phải nhập viện chỉ vì lời đùa trên mạng xã hội, gây xôn xao năm 2016.

Nữ tiến sĩ cho biết, bà từng vào Khánh Hòa gặp giáo viên nhà trường và cả gia đình, học sinh, nghe họ trình bày về sự việc, để hiểu hơn diễn biến tâm lý của nạn nhân.

Theo chia sẻ của học sinh, ban đầu, em chỉ muốn "giật tít câu like" - hành động bộc phát khi lứa tuổi chưa ổn định tâm lý.

Tuy nhiên, sau khi nhận được hơn 1.000 like chỉ trong nháy mắt, học sinh này bị dồn ép bằng tin nhắn, bằng các tin đăng trên tường (wall), ép buộc phải đốt trường đi. Do quá sợ hãi, em đã mua xăng và khi đang loay hoay đốt phòng y tế thì bị phát giác. Bản thân em cũng bị bỏng, cùng với sang chấn tâm lý nặng nề.

TS Trần Văn Công (ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội).


Cứ 10 học sinh, có 3 em bị bắt nạt qua mạng

TS Trần Văn Công (ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội) cho hay, bắt nạt trực tuyến là khi một người hay một nhóm người cố ý đăng, gửi, hoặc chia sẻ, truyền đạt liên tục thông tin cá nhân mà không được phép, thông tin tiêu cực, đe dọa, sai sự thật về ai đó trên mạng internet thông qua các ứng dụng và các thiết bị điện tử làm ảnh hưởng đến danh dự, gây tổn thương cho họ.

Trên thế giới, theo nghiên cứu của các chuyên gia nước ngoài cho thấy, bắt nạt trực tuyến được xem như một vấn đề phổ biến của thanh thiếu niên khi sử dụng internet và các phương tiện công nghệ.

Tại Việt Nam, từ năm 2015 đến nay, các chuyên gia đến từ ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) có 10 nghiên cứu về bắt nạt trực tuyến, khảo sát trên 5.000 học sinh, giáo viên, chuyên gia. Kết quả cho thấy 24% học sinh THCS và THPT tham gia khảo sát là nạn nhân của ít nhất một hình thức bắt nạt trên mạng. Đến năm 2016, tỷ lệ này tăng lên 35,7%.

Năm 2018, kết quả nghiên cứu tại 3 địa phương là Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa cho thấy gần 34% học sinh THCS, THPT tham gia bắt nạt trực tuyến với vai trò khác nhau như nạn nhân, thủ phạm, vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm.

PGS. TS Trần Thành Nam cho rằng, đáng lo ngại là số học sinh vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm bắt nạt đang ngày càng tăng.

Như vậy, khi mà môi trường học đường không an toàn, có nhiều em bị bắt nạt trực tiếp, về nhà, các em tiếp tục bị bắt nạt trên mạng.

“Đối với các bạn như thế này thì các em thường có xu hướng giống như giận cá chém thớt, khi mà mình bị bắt nạt mình lại có xu hướng là đi bắt nạt tiếp những người khác qua các những hình thức trực tuyến”, TS Nam cho biết.

Trả lời câu hỏi của PV Dân trí về việc, sau nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu có dự định triển khai ra sao để chương trình được “sống”?

TS Trần Văn Công - chủ nhiệm đề tài cho rằng: “Chương trình can thiệp bắt nạt trực tuyến dựa vào trường học” của nhóm nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức của học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên nhà trường, phụ huynh học sinh về bắt nạt trực tuyến; trang bị những kỹ năng ứng phó khi bắt nạt trực tuyến xảy ra”.

Ông cũng cho rằng, vai trò nhà trường ở đây gần như mấu chốt, là trọng tâm vì nhà trường có cả hệ thống sinh thái, bao gồm cả Ban giám hiệu, thầy cô giáo.

Đặc biệt, phụ huynh cũng tham gia rất nhiều vào trong đó, cùng với các học sinh. Khi tác động vào cả hệ thống nhà trường, đồng nghĩa với việc sẽ tác động vào hành vi của học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội.

TS Nguyễn Hồng Kiên đưa ra sáng kiến, các học sinh khi sử dụng mạng xã hội thường không kết bạn, thậm chí chặn Facebook của bố mẹ, thầy cô. Các em không muốn bị kiểm soát. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ nên có hệ thống “tai mắt” riêng để giám sát.

Cô Thu Hà thì cho rằng, tốt nhất nên thông qua các hoạt động đoàn, đội của trường để nâng cao nhận thức về vấn đề này. Đồng thời, để các em tự xây dựng kế hoạch phòng chống bắt nạt qua mạng để tham gia chủ động.

Theo Mỹ Hà/ Dân trí


Từ khóa: trẻ bị trầm cảm trẻ bị bắt nạt qua mạng xã hội bị bắt nạt qua Facebook

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !