"Tôi "ăn" thước kẻ nhiều nhất vì mẹ nhờ cô: Em đánh nó dùm chị!"

"Đánh nó dùm chị!" - Chính lời nhờ cậy này của mẹ mà bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển suốt cả những năm tháng tiểu học luôn bị nằm úp sấp lên bàn "ăn" thước kẻ nhiều nhất lớp.

BS Huỳnh Thanh Hiển

BS Huỳnh Thanh Hiển là cái tên không còn xa lạ với nhiều cư dân mạng ở TP.HCM, ông chính là người mang ý tưởng "Ly cà phê trên tường" từ một quán cà phê ở Venice về TP.HCM.  Ông đã cùng bác sĩ Võ Xuân Sơn biến nó thành chương trình thiện nguyện mang tên "Dĩa cơm trên tường". Đây là một quỹ từ thiện tặng các bữa cơm miễn phí cho bệnh nhân nghèo, hầu hết ở tỉnh xa, vốn đã quá gieo neo khi xa nhà lên TP.HCM chữa bệnh. Qua câu chuyện học sinh bị các hình phạt thời gian qua, bác sĩ Hiển cho rằng ông không ủng hộ đánh đập học sinh. Tuy nhiên nếu không có hình phạt khi học sinh phạm lỗi và quá nuông chiều thì con trẻ thì sẽ như thế nào?

Theo bác sĩ Hiển, lúc nhỏ ông cũng là người khá ngổ ngáo mà bây giờ gọi là học sinh cá biệt. 

Dưới đây là chia sẻ của bác sĩ Hiển về thời đi học của mình:

Năm lên 5 tuổi, tôi đã được mẹ dắt tôi vào trường tiều học Hòa Hưng (nay là trường Triệu Thị Trinh. Quận 10, TP.HCM), nơi bà làm phụ tá hiệu trưởng mà bây giờ gọi là hiệu phó. Lúc đó chẳng qua là mẹ tôi không yên tâm khi để tôi ở nhà 1 mình nên đi học giống như dự thính. Sau đó thấy tôi học được nên mới làm hồ sơ chính thức và tôi luôn là học sinh nhỏ tuổi nhất lớp từ lớp 1-12.

Đang học lớp 5 (lớp 1 bây giờ) được chừng tháng thì một hôm tôi bị chuyển sang 1 lớp khác toàn con gái (thời đó nam/nữ học khác lớp, thời đó lớp 1 gọi là lớp 5, các lớp trung học là đệ thất (lớp 6), đệ lục (lớp 7)...đệ nhị (lớp 11), đệ nhất (lớp 12) sau này tôi mới biết đó là do tôi quậy phá nên mẹ tôi đã "trị" tôi như vậy. Tôi còn nhớ cô giáo đầu đời của tôi tên Nhiễu.

Lên lớp tư (lớp 2 bây giờ) thì tôi "biểu tình" không đi học nếu không được đưa sang lớp con trai, mẹ tôi nhượng bộ và do ba tôi cũng là thầy giáo không đồng ý cho tôi học trong 1 lớp toàn con gái. Tuy nhượng bộ nhưng mẹ đẩy tôi vào lớp của cô Hiền Thục người bắc nổi tiếng "chằn" nhất, khi giao tôi cho cô Thục mẹ tôi có nói 1 câu mà tôi còn nhớ "nó là con chị, nhưng em cứ đánh nó cho chị, chị cám ơn em". Kết quả là tôi nằm trong số những đứa được hân hạnh nằm sấp trên bàn học, ăn thước kẻ nhiều nhất.

Đến năm lớp 3 học với cô Lành, cô hiền như tên của cô nên chỉ hết đệ nhất lục cá nguyệt (bây giờ gọi là học kỳ 1), tôi lại được chuyển sang lớp toàn con gái với 1 cô giáo cũng người bắc cũng nổi tiếng rất "chằn" là cô An và cũng với lời dặn đò "cứ đánh, em coi nó như con em".

Lên năm lớp 4 (đáng lẽ là lớp nhì, nhưng lúc này Bộ Quốc Gia Giáo Dục quyết định đổi cách tính thứ tự năm học từ 1-12 chứ không dùng như trước, tôi nhớ là khoảng năm 1969), tôi hoc với cô Đào, tuy người Nam nhưng cũng nổi tiếng "chằn" và tiếp tục học trong lớp toàn con gái.

Năm lớp 5 (lớp nhất nếu nói theo cách tính cũ) lẽ ra tôi phải tiếp tục học trong lớp toàn con gái thì có 1 sự cố xảy ra. Thanh tra sở tiểu học đến trường, vô lớp thấy có 1 thằng con trai trong 1 lớp toàn con gái. Bà thanh tra mà tôi còn nhớ tên là Hàn, bà có người con cùng tên Hiển với tôi và tôi với nó học chung lớp 5, (sau 75 gia đình nó định cư tại Bỉ) bà nổi tiếng khó và các hiệu trưởng trường tiểu học của Đô Thành Sài Gòn đều ngán, bà đã khiển trách mẹ tôi, thế là tôi được chuyển sang học lớp con trai của cô Nga, học chung với con trai của bà thanh tra Hàn, nhưng điệp khúc cô giáo chằn nhất và lời gởi gắm "đánh nó dùm chị" được lập lại.

Từ lớp 1-5 tôi bị ăn đòn khá nhiều (chắc nhờ mẹ tôi là hiệu phó) nhưng tôi không dám hé răng vì biết nói ra sẽ được ăn đòn khuyến mãi thêm.

Thời thơ ấu của tôi như thế đó, học toàn với cô giáo chằn và người bắc nên giờ giọng của tôi có hơi lai bắc. Dĩ nhiên tôi không ủng hộ việc đánh đập học sinh nhưng nếu không phạt và nuông chiều thì con trẻ sẽ như thế nào?


BS Huỳnh Thanh Hiển

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

Chuyện cảm động ở khu dân cư thấy nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến đêm

Thương bé gái 1 tuổi theo mẹ đi giao hàng, những phụ nữ tốt bụng ở ngõ 885, Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội âm thầm hỗ trợ chỗ ở, miễn giảm học phí, san sẻ bỉm sữa, thức ăn…

Đang cập nhật dữ liệu !