Những ngôi trường "siêu độc đáo", học sinh không bao giờ chán học

Trang Brightside tổng kết 15 ngôi trường độc đáo nhất trên thế giới, nơi khiến nhiều học sinh mơ ước không chỉ bởi kiến trúc lạ mắt mà còn bởi chương trình học thú vị.

Trường nổi Makoko ở Lagos, Nigeria

Những ngôi trường

Trường nổi Makoko.

Trường nổi Makoko là một tòa nhà độc đáo, tọa lạc ở ven biển Lagos, Nigeria, châu Phi. Ngôi trường dành cho các học sinh ở mọi lứa tuổi này được xây dựng nhằm chống mực nước dâng cao ở khu vực đầm phá. Trường bao gồm cả phòng học và khu vui chơi, có sức chứa lên tới 100 học sinh, ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Trường học hình khối, Copenhagen, Đan Mạch

Những ngôi trường

Trường hình khối ở Đan Mạch.

Ngôi trường này thực tế là một phòng học khổng lồ dành cho hơn 1100 học sinh phổ thông trung học. Các lớp học được tổ chức trong khối hình lập phương bọc kính lớn. Không gian mở được chia tách thành nhiều khu riêng biệt bởi những chiếc trống với chỗ ngồi thoải mái, khuyến khích sự linh hoạt và tư duy sáng tạo của học sinh.

Trường học tiếp cận cá nhân độc đáo, Australia

Những ngôi trường

Ngôi trường có cách dạy độc đáo ở Australia.

Không chỉ sở hữu thiết kế bề ngoài tươi sáng, ngôi trường tại Australia còn áp dụng chiến lược giảng dạy khác xa truyền thống. Tại đây, học sinh tự lên kế hoạch học tập cá nhân của riêng mình với sự điều chỉnh nếu cần thiết từ phía thầy cô và phụ huynh.

Bản thân mỗi học sinh cũng có quyền đưa ra đề xuất để cải thiện quá trình giáo dục, giúp cho việc học trở nên thoải mới hơn. Một đặc trưng nổi bật của ngôi trường này là tất cả các lớp học đều được tổ chức theo quy mô từng nhóm nhỏ.

Trường học thực tế, Rhode Island, Mỹ

Những ngôi trường

Các học sinh trong giờ thực hành.

Tại ngôi trường này, ngay từ đầu học sinh đã được định hướng về điều các em thực sự muốn làm. Nhằm giúp cho các cô cậu tuổi teen có thể tìm thấy và theo đuổi đam mê của mình, mỗi học sinh được ghép đôi với một cố vấn – người đang hoạt động trong lĩnh vực mà các em muốn tham gia trong tương lai.

Điều này có nghĩa là học sinh không phải học tràn lan mà được trang bị những kiến thức và kĩ năng cần thiết cho sự nghiệp của các em sau này. Chiến lược giảng dạy trên hiện đã được áp dụng rộng rãi tại 55 ngôi trường trên cả nước.

Trường học văn phòng, Ohio, Mỹ

Những ngôi trường

Mỗi học sinh một khoang như văn phòng làm việc.

Thay vì những phòng học truyền thống, ngôi trường này,  thực tế là một căn phòng cực lớn, được chia làm 300 khoang nhỏ với mỗi học sinh một khoang.

Các em được trang bị máy tính riêng và tự học theo kế hoạch học tập cá nhân của mình. Nếu có thắc mắc trong quá trình học, học sinh có thể tìm đến giảng viên để được hướng dẫn. Trường dành cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 12.

Trường học nguy hiểm, San Francisco, California

Những ngôi trường

Trường học dạy những công việc nguy hiểm.

Giáo viên tại ngôi trường này dạy cho học sinh những điều mà cha mẹ các em thường răn đe rằng không được làm. Tại đây, lũ trẻ được phép "bẩn", chơi với lửa, tháo rời các thiết bị gia dụng hay đơn giản có thể ngồi vẽ tranh cả ngày. Chiến lược giảng dạy của trường là để học sinh tham gia xây dựng kế hoạch học tập cho chính các em.

Trường học “trung tính”, Stockholm, Thụy Điển

Những ngôi trường

Trường học bình đẳng cho tất cả mọi người.

Chương trình giáo dục tại cơ sở đào tạo này được dựa trên nguyên tắc bình đẳng cho tất cả mọi người. Các giáo viên tránh dùng những đại từ như “cậu ấy” hay “cô ấy”. Thay vào đó, các em được gọi bằng tên hoặc được gọi chung là “mọi người”.

Hệ thống này nhằm chống lại những định kiến vốn nhằm vào một cá nhân khiến các em có thể cảm thấy mình lạc lõng, khác biệt với những bạn khác. Phương pháp tiếp cận này đồng thời góp phần vào việc định hướng tinh thần lành mạnh cho học sinh.

Trường tiểu học rực rỡ nhất, Stockholm, Thụy Điển

Những ngôi trường

Ngôi trường rực rỡ sắc màu.

Thay vì xây dựng thư viện theo kiểu truyền thống, một trường tiểu học tại Stockholm, Thụy Điển đã thể hiện tính sáng tạo khi thiết lập nên “hành làng học tập”.

Tài liệu trong khuôn khổ chương trình giảng dạy được phân loại và trưng bày dưới dạng đa phương tiện theo từng khu riêng biệt ở hành lang này.

Bên cạnh đó, nơi đây vẫn duy trì những khoảng không gian yên tĩnh dành cho cá nhân hoặc nhóm học sinh muốn tự học. Nằm ở khu trung tâm của trường, hành lang học tập thắt chặt mối liên kết giữa sinh viên và các giáo viên đồng thời tạo cơ hội cho việc học liên ngành, liên cấp. Các hành lang được trang bị theo tiêu chuẩn hiện đại, đưa quá trình học tập đến một tầm cao mới, tiên tiến hơn.

Trường học tại thung lũng Silicon, San Francisco, California

Những ngôi trường

Trường học công nghệ dành cho những bé thích sáng tạo.

Bạn sẽ không thể tìm thấy bất kỳ phương cách tiếp cận giáo dục truyền thống nào ở ngôi trường này khi chiến lược học tập ở đây nhằm mục đích giúp trẻ suy nghĩ linh hoạt và nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ cho các em.

Học sinh điểm danh trên iPad, hoàn thành danh sách các hoạt động và tìm hiểu phần mềm mô hình 3D để thiết kế nhà chơi cho chính mình. Ngôi trường tiếp nhận học sinh từ 4 đến 14 tuổi.

Trường Steve Jobs, Amsterdam, Hà Lan

Những ngôi trường

Trường Steve Jobs.

Trường Steve Jobs phản đối một cách mạnh mẽ cách thức tiếp cận giáo dục chung, nghĩa là tất cả học sinh đều được đối xử như nhau. Theo các nhà giáo dục tại đây, mỗi học sinh cần có kế hoạch học tập riêng dựa theo năng khiếu, kĩ năng và sở thích của các em.

Kế hoạch này có thể được đánh giá và điều chỉnh lại mỗi 6 tuần bởi chính học sinh hay phụ huynh và người hướng dẫn của các em. Trường nhận học sinh từ lớp 4 đến lớp 12.

Ngôi trường thúc đẩy tính sáng tạo, New York, Mỹ

Những ngôi trường

Trường học sáng tạo.

Những người sáng lập của tổ chức giáo dục này tin rằng nhà trường cần được xây dựng giống như sân chơi. Theo họ, điều này sẽ khuyến khích học sinh dành nhiều thời gian để học tập hơn.

Trẻ em từ lớp 2 đến lớp 8 được thảo luận về cách để cải thiện quy trình tái chế, tạo mô hình 3D của thành phố New York và tham gia nhiều hoạt động thú vị khác nhằm phát triển sự hiếu kỳ ở các em.

Trường học trên núi và trong hang động, Stockholm, Thụy Điển

Những ngôi trường

Ngôi trường không giống ở đâu trên thế giới.

“Nhàm chán” có lẽ không nằm trong từ điển của học sinh ngôi trường này. Nhờ có các kiến trúc sư giàu kinh nghiệm, trường được xây dựng giống như một thế giới phép thuật giữa khoảng không thiên nhiên, nơi trẻ em có thể leo núi, chui vào hang và ngồi trò chuyện bên những tán cây.

Bạn sẽ không tìm thấy bất kỳ lớp học khép kín nào tại đây bởi cả tòa nhà là một không gian mở rộng lớn. Ngoài việc hoàn thành các bài tập trên máy tính, kế hoạch học tập của học sinh tại đây còn có các môn như âm nhạc, nhảy hay hội họa.

Ngôi trường bình đẳng, Toronto, Canada

Những ngôi trường

Ngôi trường không có bài tập, không chấm điểm, không thi cử.

Đây là ngôi trường nơi học sinh được đối xử ngang hàng với giáo viên. Các nhà giáo dục chỉ đóng vai trò là người quan sát, hướng dẫn và không được quyền thúc ép học sinh.

Trường duy trì “3 không” - không bài tập về nhà, không chấm điểm, không thời khóa biểu ngặt nghèo. Học sinh tại đây, dù ở bất kì lứa tuổi nào, chỉ cần tham dự những lớp học mà mình thích. Các em cũng được tự do quyết định sử dụng một ngày ở trường như thế nào.

Ngôi trường “xanh” nhất thế giới, Pháp

Những ngôi trường

Trường học xanh nhất thế giới.

Mỗi một mét vuông đất ở ngôi trường này, kể cả mái nhà và sân chơi đều được bao phủ bởi cỏ xanh. Tại đây việc ngồi lỳ trong lớp học đầy bụi được tin là rất có hại nên những lớp học ngoài trời nhằm giúp học sinh hít thở không khí trong lành được tổ chức nhiều nhất có thể. Vào những ngày thời tiết ấm áp, các lớp học được tổ chức ngay tại các bãi cỏ.

Ngôi trường không có áp lực và căng thẳng Espoo, Phần Lan

Những ngôi trường

Trường học thoải mái nhất thế giới.

Ngay trong giờ học, học sinh được thoải mái trò chuyện cùng bạn hoặc tự do ngồi bất kỳ nơi nào các em muốn. Thậm chí một số em còn nhảy lên ghế hoặc nằm dài ở sofa nếu mệt. Bầu không khí trong lớp học vô cùng tích cực và thoải mái. Trường học còn có một thư viện, phòng tập thể dục, hội trường, và câu lạc bộ thanh niên.

Tuệ Minh (lược dịch)

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

Chuyện cảm động ở khu dân cư thấy nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến đêm

Thương bé gái 1 tuổi theo mẹ đi giao hàng, những phụ nữ tốt bụng ở ngõ 885, Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội âm thầm hỗ trợ chỗ ở, miễn giảm học phí, san sẻ bỉm sữa, thức ăn…

Jennifer Lopez mặc nội y khoe đường cong ở tuổi 55 khiến gái trẻ phải ghen tỵ

Jennifer Lopez khoe đường cong nghẹt thở trong loạt ảnh quảng cáo nội y mới.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Phía sau chuyện nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến nửa đêm xôn xao mạng

Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, Phượng Mùi Mấy không chọn công việc văn phòng do vướng bận con nhỏ. Hàng ngày, cô chở theo con gái 1 tuổi đi giao hàng đến nửa đêm mới về chỗ trọ.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Đang cập nhật dữ liệu !