Nhiều trường đã cụ thể hóa bộ quy tắc ứng xử trong trường học

Theo quy tắc ứng xử trong trường học, giáo viên không được có các hành vi như: xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp; gian lận trong kiểm tra, ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; bỏ giờ, bỏ buổi dạy...
Có thể thấy, văn hóa ứng xử học đường là hệ thống các giá trị, chuẩn mực điều chỉnh mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, cá nhân với cộng đồng trong môi trường giáo dục.

Đặc biệt là cách ứng xử của thầy cô đối với học trò, đối với đồng nghiệp, đối với phụ huynh học sinh.

Văn hóa ứng xử học đường thực chất là đề cập đến các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi, tác phong, cử chỉ, lời nói của cán bộ, giáo viên, học sinh trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Đó là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục các thế hệ học sinh.

Vì vậy, việc xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường phải được coi là trọng tâm và quan trọng nhất trong từng môi trường giáo dục.

Nếu môi trường giáo dục thiếu đi nét đẹp của văn hóa ứng xử thì không thể làm được chức năng truyền tải những giá trị kiến thức nhân văn cho thế hệ trẻ.

Vấn đề xây dựng văn hóa ứng xử học đường có vai trò quyết định sự sống còn đối với từng nhà trường.

Ảnh minh họa

Thời gian qua, rất nhiều trường học đã cụ thể hóa bộ quy tắc ứng xử trong trường học.

Trường THPT Ngô Gia Tự đã ban hành quy tắc ứng xử thay cho các quy định trước đây. Quy tắc này đã được thảo luận và được sự đồng thuận của đa số các thành viên trong nhà trường.

Trong đó, trường quy định cụ thể những hành vi giáo viên (GV) không được làm như: xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp; gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình...

Về phía học sinh, không được phép xúc phạm, xâm phạm người khác; gian lận trong học tập, kiểm tra; sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; đưa thông tin không lành mạnh lên mạng...

Cô Nguyễn Thị Thanh Lý - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, quy tắc ứng xử hiện nay có những chuẩn mực rõ ràng, cụ thể hơn dựa trên hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

Cái hay của quy tắc là nếu như trước đây việc ứng xử thường chỉ quy định từ một phía (học sinh đối với GV, nhà trường đối với phụ huynh…) thì nay đều yêu cầu cả hai phía phải thực hiện theo các quy tắc đưa ra.

GV phải có những chuẩn mực đúng với học sinh; phụ huynh, khách đến trường cũng có những quy tắc ứng xử cụ thể. Trong đó, trước hết phải phát huy tính gương mẫu, trách nhiệm của người đứng đầu cho đến các GV. Đây cũng là một trong những tiêu chí để xếp loại, đánh giá cán bộ, GV, nhân viên, học sinh của trường.

Giao tiếp với cán bộ, giáo viên, công nhân viên của nhà trường bộ quy tắc ứng xử cũng nói rõ học sinh phải:

Lễ phép, kính trọng, chào hỏi và xưng hô đúng phép tắc. Không được nói trống không, không được vô lễ, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường.

Đảm bảo lời nói chính xác, trung thực. Không được nói dối.

Thể hiện sự thân thiện nhưng không ngang hàng. Không được nhạo lời nói, dáng dấp cử chỉ của thầy, cô giáo, của cán bộ công nhân viên hoặc của người khác.

Khi phạm lỗi đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên phải nghiêm túc nhận lỗi và  sửa chữa sai phạm.

Quá trình giao tiếp phải dùng ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, trong sáng, thái độ vui vẻ hòa đồng, lịch sự. Không dùng ngôn ngữ thô tục, ẩn ý, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn bè và của người khác; không nói tục, chửi thề.

Không dùng lời lẽ đùa nghịch quá trớn, không nhạo lời nói hoặc dáng dấp của bạn để gây bực tức, bất bình cho bạn và có thể dẫn đến mất đoàn kết, xích mích, gây gỗ, đánh nhau.

Giao tiếp phải thể hiện sự khiêm tốn, tế nhị, có văn hóa, không khí hòa bình – thân thiện – ám áp, thể hiện đạo đức, phong cách người học sinh. Không khiêu khích, hách dịch, lên giọng “đàn anh, chị” hoặc bất kỳ biểu hiện nào thiếu văn hóa.

Trong giao tiếp phải thể hiện tính trung thực, khoan dung, độ lượng, lòng nhân ái. Không phân biệt địa giới, chia rẽ học sinh xã này xã khác.

Mỗi học sinh đều tâm niệm “Tập thể lớp là một gia đình” và “Nhà trường là một đại gia đình”, luôn luôn mong muốn và góp phần xây dựng để “gia đình” là điểm tựa, nguồn vui, niềm tin, niềm tự hào cho từng học sinh mỗi ngày đến trường.

Hoàng Thanh

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

Chuyện cảm động ở khu dân cư thấy nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến đêm

Thương bé gái 1 tuổi theo mẹ đi giao hàng, những phụ nữ tốt bụng ở ngõ 885, Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội âm thầm hỗ trợ chỗ ở, miễn giảm học phí, san sẻ bỉm sữa, thức ăn…

Jennifer Lopez mặc nội y khoe đường cong ở tuổi 55 khiến gái trẻ phải ghen tỵ

Jennifer Lopez khoe đường cong nghẹt thở trong loạt ảnh quảng cáo nội y mới.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Phía sau chuyện nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến nửa đêm xôn xao mạng

Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, Phượng Mùi Mấy không chọn công việc văn phòng do vướng bận con nhỏ. Hàng ngày, cô chở theo con gái 1 tuổi đi giao hàng đến nửa đêm mới về chỗ trọ.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Vẻ gợi cảm của diễn viên kém 12 tuổi sắp cưới Anh Đức

Vợ sắp cưới của Anh Đức là diễn viên trẻ Phạm Quỳnh Anh, sở hữu gương mặt xinh đẹp, vóc dáng nóng bỏng, quyến rũ.

Giáo sư Mỹ và chuyện 'trả thù ngọt ngào' hàng xóm chung cư ở Hà Nội

Người Việt Nam sống trong các căn hộ chung cư phải đối mặt với vô vàn thách thức, từ nấm mốc, rò rỉ nước, mối mọt xâm nhập đến tu sửa liên miên.

Đang cập nhật dữ liệu !