“Lấp trũng” cho giáo dục đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 25/5, Bộ GD&ĐT phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức hội nghị đánh giá thực trạng giáo dục Mầm non, phổ thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, vùng ĐBSCL trù phú, điều kiện thiên nhiên tốt, là một trong những khu vực tăng trưởng kinh tế trọng điểm; mặc dù đã có sự cố gắng trong phát triển kinh tế, quan tâm tới các vấn đề giáo dục đào tạo, tuy nhiên giáo dục ở ĐBSCL vẫn còn nhiều khó khăn, đây vẫn là “vùng trũng”.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị.

Thừa thiếu giáo viên cục bộ

Theo Bộ GD&ĐT, hiện các tỉnh ĐBSCL có 2.029 trường Mầm non (trong đó 1.816 trường công lập, ngoài công lập là 213 trường); tỷ lệ trung bình phòng học/lớp là 0,82 (cả nước là 0,96); quy mô trung bình của một cơ sở giáo dục (CSGD) Mầm non là 11,3 nhóm, lớp/trường (cả nước là 12,8).

Tổng số trường Tiểu học là 3.101 trường (trong đó, công lập là 2.947 trường, ngoài công lập là 154 trường); tỷ lệ trung bình phòng học/lớp là 0,89 (cả nước là 0,93); quy mô trung bình của một trường Tiểu học là 17,9 lớp/trường (cả nước là 18,7).

ĐBSCL hiện có 117 trường phổ thông có nhiều cấp học (chủ yếu là Tiểu học và THSC), số trường công lập là 103, ngoài công lập là 14 trường; tỷ lệ trung bình phòng học/lớp là 0,65; quy mô trung bình là 25,6 lớp/trường. 

Một trong những khó khăn của ĐBSCL hiện nay là giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ giữa các bậc học và các địa phương. Cụ thể, giáo dục Mầm non hiện còn thiếu 11.637 giáo viên; Tiểu học thiếu 2.583 GV, thừa 1.686 GV; THCS thiếu 2.157 GV, thừa 1.073 GV; THPT thiếu 401 GV, thừa 3.579 GV.

Về tỷ lệ huy động trẻ Mầm non đến trường hiện đạt 53,2%. Số lượng học sinh Tiểu học bỏ học chiếm 55,1% số lượng cả nước. Tỷ lệ học sinh chuyển từ Tiểu học lên THCS đạt 97,5 %, thấp hơn bình quân chung cả nước 1,5%.

Do đó, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, vấn đề đặt ra là phải "lấp trũng" cho giáo dục ĐBSCL, cần phân tích kỹ, thấu đáo, đâu là nút thắt do khách quan, đâu là do chủ quan. Nếu không quyết tâm hóa giải những hạn chế của giáo dục thì khoảng cách giữa điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và cung cấp nguồn nhân lực sẽ ngày càng xa. Chúng ta cần bàn tương lai cho giáo dục ĐBSCL trong 5-10 năm tới.

Đứng ở góc độ địa phương, đại diện tỉnh Long An đề xuất, khi sắp xếp các trường thì cần gắn liền với phát triển nông thôn mới. Đặc thù vùng ĐBCSL là sông ngòi chằng chịt, nếu hạ tầng giao thông phát triển sẽ hạn chế được điểm lẻ.

Ông Vương Phương Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu thì cho rằng, với tỷ lệ huy động nhà trẻ hơn 30% thì ĐBSCL khó đạt (huy động trẻ nhà trẻ 9,6%, trẻ mẫu giáo ra lớp 8,2%), vì vậy cần phân bổ phù hợp cho vùng miền.

Học sinh ĐBSCL đi học trong mùa lũ. (Ảnh: Kinh tế đô thị)

Đầu tư nên theo hướng đặc thù

Trong khi đó ông Nguyễn Minh Tâm - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp, về tinh giản biên chế, không nên tinh giản cơ học (giảm 10%). Để nâng cao chất lượng giáo dục, tuyển đủ giáo viên Mầm non cần có chính sách, chế độ riêng cho Mầm non, trong đó có chính sách đầu vào và đầu ra để thu hút sinh viên học Mầm non.

Ông Nguyễn Thanh Bình, quyền Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đề nghị Bộ GD&ĐT đánh giá lại toàn diện ĐBSCL. Khu vực này có 13 tỉnh, thành nhưng chỉ có 2-3 tỉnh tự chủ ngân sách, còn lại các tỉnh (trong đó có An Giang) là cần sự trợ giúp Trung ương. Theo ông Bình, nên tách giáo dục đào tạo có đề án riêng, không nằm trong đề án của ngành Nội vụ. Ông Bình cũng đồng tình việc sắp xếp lại hệ thống trường sư phạm. 

Còn đại diện tỉnh Sóc Trăng cho rằng cần ưu tiên cho giáo dục ĐBSCL, giao biên chế giáo viên Mầm non theo định mức sẽ không còn khó nữa. Những giáo viên lâu năm có nguyện vọng nghỉ nên ưu tiên hỗ trợ. 

Trong khi đó, theo đại diện tỉnh Kiên Giang, việc sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp tưởng như thuận lợi nhưng vùng này nông nghiệp lúa nước, gánh vựa lúa cả nước nên rất khó khăn. Kênh rạch giao thông chằng chịt, quy mô trường, lớp lớn nhưng học sinh phân tán nhiều nơi. Do vậy, khi bố trí đầu tư nên có cơ chế đặc thù cho vùng này.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá: Thực tế hiện nay, chi cho giáo dục trong tổng chi ngân sách của ĐBSCL thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước. “Do đó, đề nghị các địa phương tăng tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục, đặc biệt chi đầu tư phát triển trường, lớp, thiết bị, tăng cho mầm non..., cố gắng tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, cố gắng chống tái mù chữ, nâng tỷ lệ người biết chữ, phổ cập, ổn định phổ cập. Mục tiêu lớn nhất là hoàn thành sự nghiệp lấp trũng cho giáo dục ĐBSCL”, Bộ trưởng Nhạ kết luận.

Vũ Ngân
Từ khóa: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giáo dục mầm non thừa thiếu giáo viên chống tái mù nâng tỷ lệ người biết chữ phổ cập ổn định phổ cập ĐBSCL Sóc Trăng Cần Thơ Bạc Liêu Cà Mau An Giang

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

Chuyện cảm động ở khu dân cư thấy nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến đêm

Thương bé gái 1 tuổi theo mẹ đi giao hàng, những phụ nữ tốt bụng ở ngõ 885, Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội âm thầm hỗ trợ chỗ ở, miễn giảm học phí, san sẻ bỉm sữa, thức ăn…

Jennifer Lopez mặc nội y khoe đường cong ở tuổi 55 khiến gái trẻ phải ghen tỵ

Jennifer Lopez khoe đường cong nghẹt thở trong loạt ảnh quảng cáo nội y mới.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Đang cập nhật dữ liệu !