Không được tự chủ về chương trình thì các trường ĐH khó phát triển

Vừa qua, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Sắp xếp mạng lưới giáo dục đào tạo trong bối cảnh Tự chủ giáo dục và Hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong các thập niên đầu của thế kỷ 21”.

Bên lề hội thảo, TS. Vũ Ngọc Hoàng (Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương) nhấn mạnh việc phải xây dựng một hệ thống giáo dục mở. Theo ông, mở ở đây là không đóng kín, không tự cô lập với cuộc sống bên ngoài xã hội và thế giới đông – tây mà cần tiếp biến thường xuyên với các nền giáo dục và văn hóa khác, với các tư tưởng tư duy đa dạng. Mục đích của hệ thống giáo dục mở là tạo ra chất lượng và tăng động lực của giáo dục.

Ông đặc biệt nhấn mạnh đến tự chủ đại học và tự do học thuật. “Đây là đặc điểm của một nền giáo dục trưởng thành, thực chất, đúng nghĩa.

Nếu không được tự chủ, nhất là tự chủ về chương trình và không có tự do học thuật thì đại học chưa phải là đại học. Ở nước ta cho đến nay vẫn chưa có tự chủ đại học theo nghĩa đầy đủ của vấn đề này.

Nguyên nhân của tình trạng không tự chủ đầy đủ về chương trình và không có tự do đầy đủ về học thuật một phần là do “hành chính hóa”, “chính trị hóa” khoa học giáo dục”, tiến sĩ Hoàng nêu quan điểm.

Theo ông Hoàng, giáo dục nghề nghiệp cũng phải gắn liền với chiến lược việc làm. Công việc đào tạo đại học rất cần sự gắn bó mật thiết giữa nghiên cứu khoa học và công tác đào tạo. Thông qua việc nghiên cứu mà đào tạo sinh viên. Không nhất thiết phải quy định trường này là đại học nghiên cứu, còn trường kia không là như thế.

Trường nào cũng có quyền nghiên cứu, vừa để có sản phẩm khoa học vừa để đào tạo sinh viên. Còn bên đặt hàng giao công trình nghiên cứu này cho trường nào và cuối cùng trường nào nghiên cứu được nhiều hơn, chất lượng tốt hơn là chuyện khác, do năng lực thực tế của cơ sở đào tạo, chứ không phải do ai quy định.

GS.TS Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo

GS.TS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức nhấn mạnh: Chưa có lúc nào bối cảnh thế giới và trong nước đòi hỏi chúng ta phải thay đổi nhiều trong hệ thống giáo dục, nhất là mạng lưới các trường ĐH như hiện nay. Các trường ĐH và CĐ luôn có sự tương tác với nhau, thế nhưng, hiện nay hệ thống giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp (GDNN), giáo dục phổ thông đang bị phân chia theo kiểu cát cứ. Bộ GD&ĐT quản lý hệ thống giáo dục ĐH và phổ thông, Bộ LĐTB&XH quản hệ thống GDNN (trung cấp đến CĐ, trừ các trường CĐ và trung cấp sư phạm).

Từ nhược điểm 2 ĐH quốc gia và 3 ĐH vùng đã vô hiệu hóa hoàn toàn các ưu thế của mô hình ĐH đa lĩnh vực, GS Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT, đề xuất hệ thống giáo dục ĐH của Việt Nam nên xây dựng theo mô hình university thực sự.

Và tùy theo điều kiện cụ thể nên xử lý mô hình ĐH hai cấp theo một trong hai giải pháp. Thứ nhất, cho phép các trường thành viên đơn ngành, đơn lĩnh vực phát triển thành các university.

Thứ hai, ĐH hai cấp chuyển thành một university đơn nhất thực sự, thay đổi bộ phận điều phối trung gian thành cấp điều hành trực tiếp; toàn bộ university có một chương trình đào tạo chung.

 “Hệ thống giáo dục ĐH mang đẳng cấp thế giới là có tầng, bậc, mục tiêu, chức năng và phục vụ cho đầy đủ hệ thống kinh tế - xã hội” - GS Thiệp nhấn mạnh.

GS.TS Lê Vinh Danh – Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng – cho rằng: Trong tình hình tỷ lệ sinh thấp, lượng người nhập học vào các đại học Việt Nam 5 năm tới (2020 - 2024) sẽ tiếp tục giảm mạnh. Bởi, ngoài việc tỷ lệ sinh các năm tương ứng của 18 năm về trước thấp còn là việc giới trẻ chậm lập gia đình, chậm có con và không muốn có nhiều con; do giới trẻ di cư ra nước ngoài tìm việc làm; do gia đình khá giả hơn và trẻ được cha mẹ gửi đi học nước ngoài... Những khuynh hướng này khó thay đổi ngay cả khi chúng ta dỡ bỏ trần “mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2 con”.

Người học giảm nhanh, số trường học lại không giảm; nhiều trường học sẽ phải đối mặt với nguy cơ không tuyển sinh đủ để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và trang thiết bị đã đầu tư. Trong khi đó, với số lượng trường đại học tăng 1,7 lần; nhưng giảng viên - viên chức chỉ tăng 1,5 lần cho thấy nhân lực của hệ thống đã và đang bị dàn mỏng.

Những vấn đề này, theo GS Lê Vinh Danh, đặt ra một yêu cầu phải sáp nhập sớm các ĐH nhỏ, ĐH đơn ngành vào để thành ĐH lớn và đa ngành nhằm tối ưu hóa nguồn lực xã hội đã đầu tư; tăng cường tính hợp tác liên ngành để tăng trưởng chất lượng giáo dục và khoa học, công nghệ.

Hoàng Thanh - Anh Tuấn - Trần Huệ
Từ khóa: tự chủ đại học đại học Tôn Đức Thắng tự chủ

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !