Khảo sát 3.000 người, chỉ hơn 30 người biết đến 3 cuốn sách đã trích trong SGK

Con số đáng giật mình đó vừa được công bố tại Hội thảo khoa học “Xây dựng và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng” do Bộ TT&TT phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Xuất bản Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức sáng 17/4 tại Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam Hoàng Vĩnh Bảo đồng chủ trì sự kiện này. Cùng tham dự hội thảo có nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, nghiên cứu văn hóa và những người quan tâm đến văn hóa đọc.

Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam Hoàng Vĩnh Bảo đồng chủ trì hội thảo.

Việt Nam chưa có văn hóa đọc?

Nhận định rằng Việt Nam chưa bao giờ có văn hóa đọc, ông Nguyễn Quang Thạch, đại diện Chương trình Sách hóa nông thôn phân tích: “Trước năm 1945, cả nước có hơn 90% dân số mù chữ. Từ năm 1945 đến năm 1975 lại chiến tranh liên miên nên việc đọc sách chưa phải là thói quen của toàn dân. Từ năm 1975 đến nay, đói nghèo, phát triển nóng và thiếu tư duy vĩ mô về thư viện đã không thể tạo ra thói quen đọc sách cho số đông dân chúng trên bình diện quốc gia”.

Minh chứng rõ hơn cho nhận định của mình, ông Nguyễn Quang Thạch kể: “Phỏng vấn trên 3.000 học sinh, sinh viên và người lớn trong chuyến đi bộ từ Hà Nội vào TP.HCM để tăng tốc Chương trình Sách hóa nông thôn năm 2015, tôi có số liệu như sau: Chỉ có 38 người biết đến cuốn sách “Những tấm lòng cao cả”, 20 người biết đến cuốn sách “Robinson Cruiso” và cuốn “Góc sân khoảng trời”, trong khi đây là 3 tác phẩm được trích dẫn trong sách giáo khoa”.

Đánh giá cao tầm quan trọng của sách và việc đọc sách, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 284 lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích, phát đông phong trào đọc sách, viết sách, quảng bá và lưu giữ sách trên phạm vi toàn quôc.

Qua 5 năm tổ chức, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành sự kiện văn hóa, một nét đẹp được lan tỏa trong cộng đồng, mang lại những giá trị đích thực và hiệu quả lớn, thu hút được nhiều bạn đọc đến với sách, hưởng ứng tích cực các chuỗi hoạt động liên quan đến sách.

Cũng theo ông Thạch, qua các khảo sát trên diện rộng gần 20 năm qua, thì thấy ở nông thôn, ngoại trừ một số gia đình giáo viên, các gia đình khác hầu như không có cuốn sách nào ngoài sách giáo khoa và sách bài tập nâng cao của học sinh. Gia đình thiếu sách như vậy thì học sinh không thể có thói quen đọc sách.

Khảo sát ngẫu nhiên 50 thư viện trường học ở Thái Bình, tại vùng thuần nông, trung bình mỗi học sinh chỉ đọc khoảng 1 đầu sách/năm. Các trường học ở khu vực thị trấn có số đầu sách được mượn bình quân 5 đầu sách/học sinh/năm.

Còn ở thành phố, rất khó tìm thấy hình ảnh sinh viên đọc sách trên xe buýt. Số ít sinh viên đọc sách trên xe buýt thường là người Hà Nội, những người đã đọc rất nhiều đầu sách trong thời gian còn là học sinh.

“Các số liệu bình quân số đầu sách được đọc của người Việt do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra chỉ dao động từ 0,8 – 4 cuốn sách/năm gồm cả sách giáo khoa và giáo trình. Con số ít ỏi này là đầu ra tất yếu của các nguyên nhân nêu trên”, ông Nguyễn Quang Thạch bày tỏ.

Không quá bi quan, song chia sẻ tại hội thảo, nhiều đại diện Bộ, ngành, địa phương cũng thẳn thắn chỉ ra những khó khăn, thách thức trong việc gây dựng và phát triển văn hóa đọc tại Việt Nam. Chẳng hạn như phần lớn các thư viện, phòng đọc vẫn hoạt động theo phương thức truyền thống, chưa áp dụng công nghệ thông tin và các quy chuẩn nghiệp vụ hiện đại, chưa tạo môi trường đọc thuận lợi để thu hút bạn đọc; Việc đọc của nhiều người còn có xu hướng chạy theo tâm lý đám đông, chạy theo nhu cầu của thị trường, hoặc đọc chỉ để đáp ứng nhu cầu trước mắt của công việc.

Toàn cảnh hội thảo.

Tìm cách gỡ “nút thắt”

Phát biểu tại hội thảo, Cục trưởng Cục Xuất bản – In và Phát hành Chu Văn Hòa cho biết: Hội thảo lần này tập trung phân tích những kết quả đã làm được, chỉ rõ những hạn chế, vướng mắc trong việc xây dựng và phát triển phong trào đọc sách cũng như việc triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Sách Việt Nam.

Bên cạnh đó, hội thảo cũng đánh giá những cách làm hiệu quả cần nhân rộng, đề xuất, kiến nghị những giải pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm phát triển phong trào đọc sách, nâng cao và phát triển văn hóa đọc.

Nhiều ý kiến chia sẻ tại hội thảo đồng thuận rằng xã hội hóa việc xây dựng các thư viện, tủ sách là một trong những việc cần làm ngay để phát triển phong trào đọc sách, góp phần xây dựng văn hóa đọc.

“Qua 5 năm thực hiện Ngày Sách Việt Nam, đã có rất nhiều mô hình hay về tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ, tủ sách nhà trường… Đây là những nhân tố mới. Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ phối hợp các bộ, ngành, địa phương để khôi phục, duy trì văn hóa đọc, bắt đầu từ tuổi trẻ, từ trường học và gia đình”, Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam Hoàng Vĩnh Bảo cho hay.

Một trong những điển hình cần được nhân rộng là phong trào xây dựng tủ sách lớp học trong các nhà trường do UBND tỉnh Nam Định phát động, hiện đã phát triển được hơn 12.660 tủ sách lớp học trên toàn bộ 10 huyện và thành phố. Đây là chương trình xã hội hóa, huy động được nhiều doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các nhà hảo tâm cùng tham gia và đã thể hiện rõ hiệu quả của sức mạnh cộng đồng.

Bên cạnh đó, cần khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng có chuyên mục thường kỳ về văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc; có hình thức tôn vinh người đọc hiệu quả; tổ chức thêm nhiều câu lạc bộ, hội sách để khuyến khích bạn đọc tham gia đọc sách

Mặt khác, cần tiếp tục phát triển mạng lưới viễn thông, công nghệ thông tin đến với vùng nông thôn, miền núi, gắn với chính sách hỗ trợ dịch vụ để người dân, nhất là thế hệ trẻ được sử dụng sách điện tử...

“Kết quả hội thảo sẽ là cơ sở để tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện chủ trương, chính sách về phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, góp phần xây dựng môi trường đọc thuận lợi, định hướng thị hiếu đọc lành mạnh cho cộng đồng, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên.

Mặt khác còn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động đưa sách đến với cộng đồng, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực của xã hội tham gia xây dựng và phát triển văn hóa đọc”, ông Chu Văn Hòa nói.

Bình Minh
Từ khóa: văn hóa đọc thói quen đọc sách làm gì để có thói quen đọc sách

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

Chuyện cảm động ở khu dân cư thấy nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến đêm

Thương bé gái 1 tuổi theo mẹ đi giao hàng, những phụ nữ tốt bụng ở ngõ 885, Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội âm thầm hỗ trợ chỗ ở, miễn giảm học phí, san sẻ bỉm sữa, thức ăn…

Jennifer Lopez mặc nội y khoe đường cong ở tuổi 55 khiến gái trẻ phải ghen tỵ

Jennifer Lopez khoe đường cong nghẹt thở trong loạt ảnh quảng cáo nội y mới.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Đang cập nhật dữ liệu !