Jang Kều: Người phụ nữ tiên phong phá vỡ các rào cản ở khu vực

Ngân hàng Thế giới (WB) đã vinh danh Jang Kều là một trong những “phụ nữ tiên phong trên khắp Đông Á Thái Bình Dương đang phá vỡ các rào cản và tạo thay đổi trong thập kỷ tới”.

Chị Phạm Thị Hương Giang (Jang Kều) là một trong chín gương mặt nữ tiêu biểu khu vực Đông Á Thái Bình Dương được World Bank (Ngân hàng Thế giới) chọn vinh danh trong dịp Quốc tế Phụ nữ 2020. Chị là người sáng lập và chủ tịch Quỹ Sống - quỹ xã hội hoạt động phi lợi nhuận, được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, giúp họ có cuộc sống an toàn, ổn định và phát triển cộng đồng bền vững.

Dưới đây là bài phỏng vấn do Ngân hàng Thế giới thực hiện, Tạp chí Khám phá dịch lại và giới thiệu tới quý bạn đọc.

- Hiện tại, chị được nhìn nhận là một trong những nhà hoạt động xã hội nổi bật nhất Việt Nam. Chị có thể cho chúng tôi biết thêm về bản thân và công việc của mình?

Tôi là người sáng lập và chủ tịch Quỹ Sống - quỹ xã hội phi lợi nhuận hướng đến thúc đẩy lối sống bền vững, hòa hợp với thiên nhiên. Chúng tôi đã khởi xướng dự án xây dựng những cộng đồng bền vững tại các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Bắt đầu từ cuối năm 2013 đến nay, chúng tôi đã hoàn tất hơn 700 ngôi nhà chống lũ cho các hộ gia đình khó khăn tại bảy tỉnh.

Trồng cây ở khu vực thành thị và nông thôn là một dự án khác. Ý tưởng của chúng tôi là khi một đứa trẻ được sinh ra, cha mẹ bé sẽ trồng một cái cây để trả ơn Mẹ thiên nhiên. Đây là cách để con người tái kết nối với thiên nhiên và trân trọng sự sống thiên nhiên ban tặng. Năm ngoái, chúng tôi trồng khoảng 17.000 cây tại Hội An, thành phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng và con số này vẫn tiếp tục tăng.

Ngoài những hoạt động này, tôi còn là Chủ tịch kiêm chuyên gia chiến lược của một công ty tư vấn và truyền thông thương hiệu.

- Tổ chức phi chính phủ (NGO) của chị khác gì với các NGO hay tổ chức quốc tế khác cũng đang theo đuổi sứ mệnh giảm đói nghèo?

Chúng tôi là tổ chức của cộng đồng hoạt động vì cộng đồng. Chúng tôi không thuyết giảng, chúng tôi hành động. Có rất nhiều cộng đồng ở Việt Nam đang sống trong những ngôi nhà có thể bị sạt lở hay lũ cuốn trôi chỉ trong chớp mắt. Mặc dù dễ bị ảnh hưởng nặng nề như vậy, họ lại không muốn rời bỏ nơi quê cha đất tổ của mình. Mất gốc là điều quá kinh khủng với họ. Một số tổ chức cứu trợ cố gắng xây nhà tái định cư, tạm thời hoặc lâu dài, cho họ. Riêng chúng tôi hướng đến việc cung cấp chỗ ở an toàn và bền vững ngay tại mảnh đất chôn nhau cắt rốn của họ.

Chúng tôi không xây nhà cho họ, chúng tôi xây cùng với họ. Các kiến trúc sư của chúng tôi chỉ đảm bảo làm sao kiến trúc nhà mới an toàn để chống chọi với các sự kiện thời tiết khắc nghiệt, tiết kiệm, có thể mở rộng công năng sau này nếu gia chủ có nhu cầu. Những yếu tố khác như thẩm mỹ và tính khả dụng - họ được toàn quyền quyết định.

Với tinh thần chủ sở hữu thực sự của ngôi nhà, họ phải đóng góp ít nhất một nửa kinh phí đồng thời phải sẵn sàng xắn tay góp sức trong mọi giai đoạn của quá trình xây dựng, từ tìm nguồn cung ứng vật liệu đến thuê thợ xây. Tiền bạc, thời gian, công sức - tất cả những thứ họ có, họ đặt trọn vào ngôi nhà. Đây là lý do họ tự hào khi ngôi nhà hoàn tất. Qua quá trình này, họ cũng gầy dựng niềm tin vào bản thân. Đây đúng là một nỗ lực xây nhà, nhưng cũng có thể gọi là trải nghiệm hun đúc sự vững vàng hướng về tương lai cho họ.

Nhà chống lũ là bước đầu tiên. Chúng tôi cũng đồng hành với họ để phát triển sinh kế bền vững hơn trong điều kiện biến đổi khí hậu và xây dựng các cộng đồng sống hài hòa, khiêm nhường với thiên nhiên. Sau cùng, chúng tôi muốn đảm bảo bất kì tác động tích cực mà Quỹ đem lại đều bền vững, đặt nền móng cho những điều còn tuyệt vời hơn ở phía trước. Điều này không thể thực hiện được nếu cộng đồng địa phương không được đặt trong vị thế đối tác ngang hàng và kiến thức, trí tuệ của họ được không được tôn trọng và sử dụng đúng mực.

- Điều gì đã thúc đẩy chị đi trên con đường này?

Bà ngoại là người đặt những viên gạch đầu tiên về lòng thấu cảm, sự sẻ chia với những người xung quanh trong tôi. Từ khi còn bé tôi đã đồng cảm với những khó khăn của người khác và cố gắng giúp họ bất cứ khi nào tôi có thể. Đây là lý do tôi bắt đầu công việc chính thức đầu tiên của mình là làm việc cho một tổ chức phát triển quốc tế, điều phối dự án bảo vệ môi trường, hỗ trợ ngư dân ở các khu vực ven biển.

Mãi đến năm 2009, tôi mới biết rõ mình muốn làm gì trong cuộc đời của mình. Trong năm đó, miền Trung Việt Nam hứng chịu những cơn lũ chí mạng nhất trong lịch sử. Tôi đi thăm hết ngôi làng này đến ngôi làng khác và bị day dứt kinh khủng bởi hai điều: sự dễ tổn thương của những cộng đồng này trước thảm họa thiên nhiên, và theo nghĩa rộng hơn, sự bất lực của con người khi Mẹ thiên nhiên đang giận dữ. Thiên nhiên có thể gây ra những thảm họa nếu con người tiếp tục hủy hoại nó trong cuộc truy cầu lợi ích vật chất và tăng trưởng ngày càng tham vọng của mình.

Từ đó, sứ mệnh của tôi là xây dựng những cộng đồng bền vững và thúc đẩy lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên.

 - Trích dẫn hay câu nói yêu thích của chị là gì?

“Ở đâu có ý chí, ở đó có con đường.” Câu này đúng với bạn, với tôi và với tất cả mọi người. Tôi sẽ minh họa nó bằng câu chuyện về một cụ già chúng tôi làm việc một vài năm trước. Bà cụ sống một mình trong ngôi nhà gỗ đổ nát chỉ với 10.000 đồng trong túi. Để có thể tham gia chương trình xây nhà của chúng tôi, bà phải đóng góp ít nhất 25 triệu đồng. Bạn đã bao giờ ở trong tình huống phải trả số tiền gấp 25.000 lần số bạn đang có trong tay? Nghe có vẻ điên rồ nhưng đây chính xác là trường hợp của bà cụ. 

Nhưng có vẻ cụ không hề bối rối và nhờ chúng tôi nghĩ cách giúp bà. Chúng tôi vắt óc suy nghĩ và thấy rằng cụ có thể dỡ nhà bán gỗ lấy tiền để có thể có một phần đối ứng. Cụ làm theo nhưng tiền thu được chỉ đủ trang trải 40% chi phí. Sau đó, chúng tôi liên lạc với ba cô con gái lấy chồng xa của cụ và thuyết phục họ lo liệu phần còn lại. Họ đồng ý mỗi người vay mượn và góp 6 triệu, thế là đủ 25 triệu đối ứng. Phần còn lại là cộng đồng đóng góp.

- Hình dung của chị về Việt Nam 25 năm sau sẽ như thế nào?

Đã có hàng chục báo cáo khoa học dự báo một tương lai tàn khốc cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục bị chìm xuống và những cơn bão lớn sẽ tàn phá khu vực bờ biển thường xuyên hơn. Nếu những xu hướng này tiếp diễn với tốc độ hiện tại, có thể thấy rằng Việt Nam sẽ hứng chịu nhiều tác động bất lợi hơn do biến đổi khí hậu trong 25 năm tiếp theo.

Cũng phải nói rằng, tôi hình dung Việt Nam sẽ kiên cường hơn và người dân có ý thức hơn về môi trường. Chúng ta sẽ chuẩn bị tốt hơn để đương đầu với các thảm họa tự nhiên và tác động của biến đổi khí hậu - tôi hy vọng như thế. Lý do cho sự lạc quan này là vì tôi nhận thấy sự thay đổi thái độ của cộng đồng về các vấn đề môi trường. Những cuộc tranh biện về mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường bền vững đã bắt đầu thu hút sự quan tâm của công chúng - đây là một dấu hiệu đáng khích lệ.

- Bình đẳng giới ở Việt Nam được nhìn nhận như thế nào và mọi người có thể làm gì với nó?

Việt Nam là một trong bốn quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo, và phụ nữ luôn được xếp ở “mâm dưới”. Tôi phải nói rằng định kiến kiểu này, mặc dù ngày nay ít công khai hơn, vẫn còn khá phổ biến. Tôi luôn nghĩ rằng bất kì sự biến đổi nào trong các chuẩn mực xã hội đều bắt đầu từ việc thay đổi suy nghĩ. Và tôi nghĩ Quỹ Sống sẽ cố gắng thúc đẩy những chuẩn mực hành vi mới cho thế hệ kế tiếp hơn là nỗ lực thay đổi các quy tắc, tập quán đã tồn tại từ trước.

Giờ đây, nhờ sự kết nối ngày càng tăng với thế giới, sự cởi mở hơn với các vấn đề về bình đẳng giới, các bạn trẻ đã có những thay đổi đáng khích lệ khi tiếp cận chủ đề này. Chừng nào Việt Nam còn mở cửa với thế giới, chừng đó thay đổi sẽ tìm được đường đến với những người cởi mở nhất.

 - Nếu có thể dùng một từ để mô tả phụ nữ ở Đông Á Thái Bình Dương, chị sẽ dùng từ gì?

Bền bỉ. Từ văn phòng đến gia đình, tôi có thể thấy phụ nữ giống như chất keo kết dính mọi thứ lại với nhau, nhưng họ cũng giống như dầu - giúp mọi việc chảy trôi trơn tru, tuần tự. Mỗi phụ nữ tôi gặp là chiến binh theo cách của riêng họ. Tôi đoán rằng, đây là tinh thần của những người phải đóng nhiều vai trò và sống giữa những kì vọng phải hoàn thành xuất sắc những vai trò này. Tôi hiếm khi thấy một phụ nữ nào bỏ cuộc khi gặp những chướng ngại ngáng đường - họ chỉ trở nên tháo vát và mạnh mẽ hơn mà thôi.

 - Chị đặt hy vọng gì cho phụ nữ ở khu vực này trong tương lai?

Hy vọng của tôi là khi xã hội tiếp tục phát triển, ngày càng nhiều phụ nữ trong khu vực được tự do là chính mình, làm điều mình muốn và sống một cuộc đời trọn vẹn hơn. Tôi muốn thấy phụ nữ tìm được chỗ đứng (xứng đáng) ở những vị trí lãnh đạo cấp cao hoặc ở cả những lĩnh vực thường do đàn ông thống trị.

Chị Jang Kều sinh năm 1979, từng theo học Quản lý Dự án Phát triển Cộng đồng của Học viện Công nghệ Châu Á (AIT), Thái Lan; thạc sĩ chuyên ngành Kinh doanh và Tài chính Quốc tế, ĐH Kyung Hee, Hàn Quốc. Chị tốt nghiệp ĐH Ngoại thương Hà Nội và cũng từng là quản lý dự án của UNDP – Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam.

Chị hiện là Chủ tịch tập đoàn GroupG Asia Pacific (Singapore); Sáng lập và chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu, chiến lược CSR cho doanh nghiệp G’Brand. Những dự án trong Quỹ Sống chị sáng lập và làm chủ tịch gồm có: dự án Nhà chống lũ, dự án Làng hạnh phúc, dự án Hạnh phúc xanh, dự án Công viên cộng đồng và dự án Bản giao hưởng rừng xanh.

Chị giành Giải thưởng Tình nguyện viên quốc tế của Đoàn Thanh niên Việt Nam và Unesco 2016, giải thưởng Dự án cộng đồng của WechoiceAwards 2017, top 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2019 do Forbes Việt Nam bình chọn.

Theo Tùng Lam/ Khám phá

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

Chuyện cảm động ở khu dân cư thấy nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến đêm

Thương bé gái 1 tuổi theo mẹ đi giao hàng, những phụ nữ tốt bụng ở ngõ 885, Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội âm thầm hỗ trợ chỗ ở, miễn giảm học phí, san sẻ bỉm sữa, thức ăn…

Jennifer Lopez mặc nội y khoe đường cong ở tuổi 55 khiến gái trẻ phải ghen tỵ

Jennifer Lopez khoe đường cong nghẹt thở trong loạt ảnh quảng cáo nội y mới.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Phía sau chuyện nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến nửa đêm xôn xao mạng

Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, Phượng Mùi Mấy không chọn công việc văn phòng do vướng bận con nhỏ. Hàng ngày, cô chở theo con gái 1 tuổi đi giao hàng đến nửa đêm mới về chỗ trọ.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Đang cập nhật dữ liệu !