Quá trình xây dựng xã hội học tập vẫn tồn tại nhiều hạn chế

Tại hội nghị tổng kết 8 năm thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” nhiều đại biểu đã chỉ ra hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện xây dựng xã hội học tập.

Cụ thể, việc triển khai thực hiện Đề án 89 về xây dựng xã hội học tập (XHHT) trong thời gian qua còn tồn tại một số hạn chế nhất định, cần được khắc phục để các hoạt động triển khai thực hiện Đề án giai đoạn tiếp theo có chất lượng, hiệu quả cao, quy mô ngày càng rộng rãi hơn, như:

Nhận thức về công tác khuyến học, khuyến tài xây dựng XHHT ở một số địa phương, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang chưa đúng mức.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với yêu cầu công việc, vị trí việc làm, chức danh mà cán bộ, công chức đảm nhiệm.

Các hoạt động học tập suốt đời (HTSĐ) ở ngoài nhà trường chưa đa dạng, phong phú và điều kiện hoạt động còn nhiều khó khăn nên chưa đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.

Hoạt động của nhiều trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) kém hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu học tập đa dạng của người dân và các yêu cầu phát triển bền vững của các cộng đồng, địa phương. Số lượng người tham gia học tập ít, nội dung hoạt động nghèo nàn, thiếu hấp dẫn, thậm chí có nơi còn tổ chức mang tính hình thức.

{keywords}
Nhiều trung tâm học tập cộng đồng vắng bóng người học. (ảnh minh họa)

Số người mù chữ ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn rất cao; tỷ lệ huy động người học xóa mù chữ còn thấp, kết quả xóa mù chữ không bền vững, hiện tượng tái mù chữ còn khá lớn và tập trung chủ yếu ở độ tuổi 36 đến 60. Tỷ lệ huy động người theo học các lớp xóa mù chữ rất thấp so với số người còn mù chữ; số người tái mù chữ gia tăng đáng kể.

Bên cạnh đó, việc học tập và ý thức tự học trong nhân dân chưa cao; nhiều nơi chưa coi trọng công tác đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng sống cho công nhân, lao động nông thôn; chất lượng công tác đào tạo từ xa chưa cao, chưa theo kịp xu thế phát triển giáo dục của thế giới.

Đó là chưa kể một số nhiệm vụ, giải pháp Đề án chưa hoàn thành đầy đủ, như việc chưa xây dựng mã ngành đào tạo về giáo dục cộng đồng, về HTSĐ; chưa xây dựng chương trình và triển khai bồi dưỡng về phương pháp giáo dục người lớn cho giáo viên các cơ sở giáo dục thường xuyên; chưa có cơ chế đánh giá, công nhận kết quả học tập không chính quy và phi chính quy; chưa tổ chức nghiên cứu về các hình thức HTSĐ, phát triển các loại học liệu phục vụ cho HTSĐ.

Nguyên nhân của hạn chế, bất cập được chỉ ra tại hội nghị như sau:

Công tác phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về học tập thường xuyên, HTSĐ, xây dựng XHHT đến các tổ chức và người dân chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, chất lượng hoạt động tuyên truyền chưa đồng đều giữa các vùng miền.

Cấp ủy, chính quyền một số địa phương và cơ quan, doanh nghiệp chưa quan tâm đầy đủ và chưa kịp thời có chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức việc học tập thường xuyên, HTSĐ, xây dựng XHHT.

Cơ chế tài chính chưa được ban hành cụ thể, nguồn kinh phí thực hiện Đề án còn eo hẹp, phải lồng ghép với các chương trình, nhiệm vụ chính trị của địa phương và chưa tích cực huy động các nguồn lực xã hội tham gia xây dựng XHHT nên chưa đạt hiệu quả cao.

Nhận thức của lãnh đạo một số địa phương về vai trò của các TTHTCĐ đối với việc thực hiện mục tiêu “Giáo dục cho mọi người” và xây dựng “Xã hội học tập” còn hạn chế, dẫn đến việc quan tâm và đầu tư cho hoạt động còn nhiều bất cập.

Đội ngũ cán bộ quản lý của nhiều TTHTCĐ chưa quan tâm, chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động học tập cho người dân. Kinh phí triển khai các hoạt động học tập tại TTHTCĐ chưa đảm bảo.

Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cấp xã, cấp huyện ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa quan tâm, chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội tham gia công tác xóa mù chữ.

Công tác điều tra, thống kê số người mù chữ, người tái mù chữ hằng năm của nhiều địa phương chưa được coi trọng, số liệu báo cáo không được cập nhật thường xuyên và thiếu chính xác, ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch mở lớp xóa mù chữ. Cách thức tổ chức học, phương pháp dạy xóa mù chữ chưa phù hợp.

Ngoài ra, một số chỉ tiêu đề ra trong Đề án còn cao, chưa sát với nhu cầu, nguyện vọng và yêu cầu công việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong giai đoạn 2012-2020.

Hoàng Thanh

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !