Xây dựng xã hội học tập phải trở thành phong trào phát triển rộng rãi

Vừa qua, Hội Khuyến học đã tổ chức hội nghị chuyên đề: "Công tác thi đua khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập".

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi và rất đồng tình ủng hộ phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập bởi đây là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng to lớn để nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

Bên cạnh đó, phong trào còn giúp nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức (tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đoàn thanh niên, công đoàn, hội phụ nữ trong các cơ sở giáo dục) trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong điều kiện phát triển nền kinh tế số, xã hội số.

Tổ chức phong trào thi đua với nội dung, hình thức phong phú, phù hợp, thiết thực nhằm vận động toàn dân tích cực tham gia phong trào học tập suốt đời để xây dựng cả nước thành một xã hội học tập, gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua khác.

Theo đó, dự kiến phong trào thi đua được triển khai sâu rộng, đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, đơn vị và doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

Nếu thực hiện được cuộc thi đua này, chắc chắn trình độ của nhân dân sẽ được nâng lên, trí tuệ phát triển, chất lượng nguồn nhân lực được bồi đắp và năng suất lao động sẽ nâng cao, lợi ích mang lại rất lớn.

{keywords}
Khuyến học phải trở thành phong trào (ảnh minh họa)

Phát biểu tại hội nghị, GS.TS Phạm Tất Dong, cố vấn của Hội Khuyến học Việt Nam cho biết hiện có ba vấn đề cốt lõi cho thấy cần một cuộc vận động quần chúng rộng lớn trong cả nước về xây dựng xã hội học tập.

Thứ nhất, sự nghiệp chúng ta đang muốn phát triển phải gắn bó, quan hệ mật thiết với sự hưng thịnh, sự sống còn của xã hội trong một giai đoạn nhất định. Đây là điều kiện cơ bản. Chẳng hạn, sau Cách mạng tháng 8, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "chống giặc dốt, giặc đói và giặc ngoại xâm". "Giặc" là vấn đề nếu không diệt được, không thắng được sẽ chết, do đó mới có phong trào toàn quốc chống giặc dốt.

Thứ hai, sự nghiệp đó đang thể hiện được xu thế chung của thế giới hiện nay, tiếp cận với những xu thế vĩ mô của sự phát triển xã hội trên thế giới. Như phong trào "xã hội học tập", hầu như tất cả quốc gia tiến bộ đã đi và đi trước Việt Nam rất xa. Nếu chúng ta không làm điều này sẽ cực kỳ lạc hậu, tụt hậu hơn nữa, bởi vậy đòi hỏi phải có phong trào quần chúng rất rộng rãi.

Thứ ba, sự nghiệp đó phải hướng tới những mục tiêu cách mạng triệt để. "Sau nhiều năm làm nghiên cứu lý luận về xã hội học tập, tôi cho rằng xã hội học tập là một cuộc cách mạng giáo dục triệt để. Nếu như chúng ta có được một xã hội học tập, toàn bộ phương châm, nguyên tắc, triết lý về giáo dục sẽ thay đổi hẳn. Ví dụ, có một nền giáo dục mở, sẽ có quan điểm chỉ đạo để rất nhiều ngành học, lĩnh vực học phải cho nhân dân "với tay tới", mọi rào cản đều được gỡ bỏ", GS Dong nói.

Ông khẳng định, 3 yếu tố trên đã xứng đáng để tạo nên một phong trào toàn dân thực hiện sự nghiệp xây dựng xã hội học tập.

Theo Hội Khuyến học Việt Nam, trong những năm qua, Hội cùng Bộ Giáo dục đào tạo đã có nhiều cố gắng triển khai các nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập. Song, kết quả vẫn chưa được như mong muốn.

Chất lượng nguồn nhân lực tuy được nâng lên, nhưng vẫn còn ở cung bậc thấp so với các nước trong khu vực và quốc tế. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, năng suất lao động của Việt Nam năm 2019 chỉ bằng 7,64% so với Singapore, gần 20% của Malaysia, gần 38% của Thái Lan và gần 46% so với Indonesia.

Những số liệu trên đặt cạnh công cuộc đổi mới đất nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, Chương trình chuyển đổi số quốc gia, khát vọng một Việt Nam hùng cường,... mới thấy chúng ta đã bỏ phí nhiều năm trên con đường phát triển. Nguyên nhân phần nhiều do thiếu một nền giáo dục mở, thực học, thực hành; học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập chưa trở thành "lẽ sống", nhu cầu hàng ngày của người dân; chưa trở thành phong trào mang tính quốc gia, toàn dân, toàn diện; chưa có sự chung tay, vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Bởi vậy, rất cần thiết có một phong trào thi đua trên bình diện cả nước, thúc đẩy sự học suốt đời trong nhân dân. Đây cũng là cách tốt nhất thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 của Bộ Chính trị và đóng góp không nhỏ vào mục tiêu xây dựng nước Việt Nam hùng cường theo Nghị quyết Đại hội Đảng XII.

Hoàng Thanh

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

Đang cập nhật dữ liệu !