Học phi công chiến đấu và phi công vũ trụ cần tố chất gì?

Theo Trung tướng Phạm Tuân, em nào muốn thành phi công phải rèn luyện tinh thần cũng như thể chất tốt, đặc biệt với phi công không được phép sai sót, kể cả một phần giây.

Được biết Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Tuân - người trực tiếp tham gia chiến đấu và là phi công đầu tiên bắn hạ được “siêu pháo đài bay” B52 - một trong 3 vũ khí chiến lược và là niềm tự hào của quân đội Mỹ thời bấy giờ.

Tại buổi sinh hoạt chuyên đề do trường phổ thông IVS vừa tổ chức, Trung tướng Phạm Tuân đã kể về hành trình trở thành phi công đầy cơ duyên của mình.

{keywords}
Trung tướng Phạm Tuân tại buổi sinh hoạt chuyên đề do trường Phổ thông IVS tổ chức.

“Thời của tôi, cả tỉnh Thái Bình mới chỉ có 1 trường cấp 3, tôi phải đi bộ 20km thì mới đến trường. Năm học lớp 10, tôi tham gia chương trình tuyển phi công nhưng không được nhận học bay vì cân nặng tôi không đủ, bị chứng mắt hột và quan trọng là bị rối loạn nhịp tim.

Sau đó, tôi được tuyển học sửa chữa rada trên máy bay ở Liên Xô. Thời bấy giờ, trong quá trình học bay, nhiều phi công của Việt Nam không bay được nên số phi công học chiến đấu bị thiếu.

Lúc đó, phía Liên Xô quyết định tuyển thêm số học viên đi học kỹ thuật để đào tạo phi công, tôi may mắn là 1 trong 10 người trúng tuyển học phi công trong đoàn bay đó. Đầu năm 1966, tôi bắt đầu tham gia bay.

Thời của chúng tôi không có đài, không có vô tuyến, không biết gì về máy bay, chỉ học và ghi chép. Hồi đó tôi cũng không biết phi công là thế nào, khi sang Liên Xô học ở trường bay mới thực sự mơ ước thành phi công chiến đấu. Rất may những ngày tháng đó sức khỏe tôi tốt hơn, đủ điều kiện làm phi công chiến đấu.

Nói thế để các em học sinh có thể thấy rằng, dù ta có thể có khiếm khuyết nhưng có ý chí quyết tâm, có rèn luyện tốt thì chắc chắc chúng ta có thể vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu, và tôi chính là nhân chứng của việc này”, Trung tướng Phạm Tuân chia sẻ.

Trung tướng Phạm Tuân kể tiếp, trở thành phi công chiến đấu thực sự đó là những ngày tháng rất căng thẳng, đứng giữa sự sống và cái chết, nhưng nhiệm vụ và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc không cho phép ai sợ sệt và luôn phải nghĩ mình phải chiến thắng bằng ý chí, nghị lực, quyết tâm để đánh thắng bằng bất cứ cách nào.

“Lúc là phi công không ai nghĩ, không ai đặt mục tiêu mình phải thành anh hùng, nhưng mình cứ làm thật tốt nhiệm vụ cũng như học sinh cứ học thật tốt ắt có kết quả tốt và được mọi người yêu quý”, Trung tướng Phạm Tuân nói.

{keywords}
Học sinh đặt câu hỏi với chuyên gia tại buổi chuyên đề.

Nhiều học sinh đặt câu hỏi "để trở thành phi công chiến đấu hay một phi công vũ trụ trải qua quá trình rèn luyện thế nào?''. Trả lời câu hỏi này, Trung tướng Phạm Tuân nhấn mạnh: “Một phi công bay chịu rất nhiều tác động mà ở dưới đất không bao giờ có. Người phi công phải chịu được áp lực nên tập luyện phức tạp.

Phi công phải có sức khỏe cơ bắp, sức khỏe tiền đình để nhận định ''đâu là trời, đâu là đất; đâu là phải, đâu là trái; đâu là ta, đâu là địch''.

Tuổi này em nào muốn thành phi công thì phải rèn luyện tinh thần cũng như thể chất tốt, đặc biệt với phi công không được phép sai sót kể cả một phần giây, vì lúc đó có thể hi sinh, vì máy bay bay 400m/s, rèn luyện thần kinh tâm lý còn quan trọng hơn hết”.

Còn để trở thành phi công bay vũ trụ, theo Trung tướng Phạm Tuân, bản thân người phi công phải rèn luyện vì khi bay máu chảy hết lên đầu khiến đầu ong ong trong quá trình con tàu quay lượn, lơ lửng ở không trung, cộng với thừa máu trên đầu tạo nên triệu chứng rối loạn tiền đình, nôn, chóng mặt. Trung tướng chia sẻ, chính bản thân cũng phải mất vài ngày đầu rèn luyện mới trở lại bình thường.

“Chúng tôi trong quá trình rèn luyện thành phi công vũ trụ đã phải tập trồng cây chuối. Cứ 30 phút trồng chuối đứng dốc đầu xuống đất, xong lại thay đổi tư thế đứng thẳng. Có những lúc ngủ trong điều kiện đầu chúc xuống đất chân giơ lên trời. Để làm được tư thế này, chúng tôi phải buộc chân bằng sợi dây để quen với tình trạng máu lên não nhiều.

Tôi cũng nhớ có những bài tập người ta cho mình mặc quần áo và thả vào bể tắm, đổ thạch cao xung quanh người, nằm như thế bó chân từ sáng đến tối chỉ để đầu và tay điều khiển, những bài tập như thế rèn luyện không phải dễ, đó là chưa kể các bài tập quay lộn. Vì thế, chịu đựng tâm lý và tinh thần mới là điều khó trong bay vũ trụ”, Trung tướng Phạm Tuân kể.

Bên cạnh giải đáp các thắc mắc của học sinh về việc huấn luyện phi công, Trung tướng Phạm Tuân còn kể cho học sinh nghe về giai đoạn lịch sử oai hùng, về chiến thắng Điện Biên Phủ trên không và cả những ấn tượng khi bay vào vũ trụ.

Trung tướng hy vọng, thế hệ trẻ nói chung và học sinh nói riêng sẽ rèn luyện tốt về cả thể chất và tinh thần để trở thành một con người  bản lĩnh. Từ đó, đi đến bất cứ đâu, với cương vị nào, vị trí nào cũng có thể hoàn thành nhiệm vụ với gia đình, xã hội và Tổ quốc.

Hoàng Thanh

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Bộ Giáo dục: 'Ngừng tuyển sinh hệ THCS trong các trường chuyên là đương nhiên'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay, mô hình khối THCS trong trường chuyên mà cụ thể là việc tồn tại hệ THCS ở Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam hay THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa không nằm trong quy định pháp lý nào.

Chỉ tốt nghiệp THPT, nữ CEO khởi nghiệp doanh thu chục tỷ, gây bão Shark Tank

18 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Thị Thu Hoa (dân tộc Mường, Phú Thọ) quyết định khởi nghiệp khi nhìn thấy tiềm năng phát triển món ăn truyền thống của quê hương.

Mất hơn 20 triệu đồng để 'cọc' suất vào lớp 10 trường tư Hà Nội cho con

Đến thời điểm này, khi Sở GD-ĐT còn chưa chốt số môn thi vào lớp 10 công lập năm 2024, nhiều trường tư ở Hà Nội đã đưa ra mức phí ghi danh, hay còn gọi cọc giữ chỗ.

Bỏ hệ THCS trong trường chuyên: Bớt cảnh ‘chạy sô’ đến lò luyện từ cấp 1

Học sinh tiểu học, THCS cần có thời gian vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, thể chất để phát triển toàn diện. Không nên ép các con vừa vào cấp 1 đã lao đến lò luyện thi.

Nhiều năm đưa con đến lò luyện, phụ huynh lo trường Ams dừng tuyển lớp 6

Trước thông tin Hà Nội có thể phải dừng tuyển sinh các lớp không chuyên trong trường chuyên, nhiều phụ huynh bày tỏ sự tiếc nuối, song cũng có không ít ý kiến cho rằng phù hợp.

Đang cập nhật dữ liệu !