Thầy giáo trẻ Đà Nẵng mở thư viện, dạy miễn phí cho học sinh khó khăn

4 năm qua, thư viện của thầy giáo trẻ Đặng Văn Mười (Đà Nẵng) là điểm dừng chân thú vị cho những ai yêu sách.

Là người rất mê đọc sách, ngay từ ngày học cấp 2, cấp 3, cứ có tiền dành dụm là cậu học sinh Đặng Văn Mười (SN 1989) đem đi mua sách.

Đến khi trở thành giáo viên dạy môn Vật lý ở trường THCS Sơn Trà (quận Sơn Trà, Đà Nẵng), có nhiều điều kiện tìm kiếm, sưu tầm sách hơn, thầy giáo trẻ mong muốn chia sẻ tri thức với mọi người, truyền tải tình yêu sách, khơi dậy văn hoá đọc trong cộng đồng, thầy Mười nảy sinh ý tưởng thành lập một thư viện sách tư nhân.

Năm 2017, khi mới 28 tuổi, dốc toàn bộ số tiền dành dụm được gần 400 triệu đồng, thầy giáo trẻ mở thư viện “Hiền Nhân” trên đường Lê Hữu Trác. Một năm nay, thư viện nhỏ chuyển về đường Phan Huy Ích với diện tích chỉ khoảng 50m2, nhưng chứa đựng cả một “thế giới” tri thức với hơn 4.000 cuốn sách, được thầy Mười bài trí khoa học, gọn gàng, đẹp mắt…

{keywords}
Thầy giáo Đặng Văn Mười bên những kệ sách quý được cất giữ cẩn thận suốt nhiều năm.

Theo chia sẻ của thầy giáo Đặng Văn Mười, vào tháng 9/2016, thầy bắt đầu nhập dữ liệu lên phần mềm quản lý. Lúc đó, ban ngày thầy đi dạy, còn buổi tối tranh thủ cập nhật, mỗi ngày đều đặn 10 cuốn. Đến tháng 9/2017 thì thư viện chính thức ra đời với khoảng 3.000 đầu sách thuộc nhiều thể loại như văn học nước ngoài, văn học Việt Nam, kinh tế làm giàu, dạy con, lịch sử, sách tham khảo… Đến nay, thư viện đã có hơn 4.000 đầu sách, thầy giáo trẻ vẫn miệt mài tìm kiếm, bổ sung sách mới để làm phong phú thêm kho tri thức.

Đặc biệt, thư viện có nhiều sách tham khảo môn Vật lý, là các cuốn sách được thầy Mười sưu tầm trong quá trình giảng daỵ. Những sách tham khảo phục vụ cho học tập, thầy cho học sinh mượn đọc miễn phí.

Người đọc có thể thuê sách tại thư viện theo năm với số tiền chỉ 150.000 đồng; hoặc thuê theo cuốn với giá 5.000-10.000 đồng/cuốn, tuỳ theo giá trị cuốn sách. Học sinh sẽ được giảm 20-50% tiền thuê. Theo thầy Mười, giá cho thuê sách như vậy chủ yếu để bạn đọc có trách nhiệm với việc mượn và giữ gìn sách chứ không đặt lợi nhuận kinh doanh.

“Người ta nói kinh doanh có điểm hòa vốn, còn việc mở thư viện như tôi chắc chắn không có, bởi phí đầu tư mở thư viện, viết phần mềm quản lý, rồi các hao mòn, hư hỏng sách… có lẽ không thể tính được khi nào mới đủ thu hồi vốn. Tôi yêu nghề giáo và mở thư viện chỉ bởi mình có nhiều sách, muốn chia sẻ cho mọi người cùng đọc”, thầy Mười tâm sự.

Được biết, năm 2020, thầy Mười thực hiện đề tài "Nâng cao văn hóa đọc của học sinh tại các trường THPT thành phố Đà Nẵng", được Hội đồng của Sở GD-ĐT Đà Nẵng trao loại A.

Không chỉ là một thầy giáo mê sách, thầy Mười còn được nhiều người biết đến là thầy giáo có tâm, dạy học thêm miễn phí cho các học sinh có điều kiện khó khăn.

Diệu Thuỳ

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !