Thí sinh có giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính: 'Vẫn có nguy cơ lây nhiễm'

Nhiều địa phương cho xét nghiệm Covid-19 đối với thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2021 để đảm bảo an toàn chống dịch. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng phiếu xét nghiệm âm tính không phải là "bùa" phòng Covid-19.

{keywords}
Lấy mẫu xét nghiệm cho thí sinh tại Quảng Ninh (ảnh: TTXVN)

Tại Bình Dương, ngày 5/7, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương phối hợp cùng lực lượng chức năng xét nghiệm nhanh Covid-19 cho tất cả thí sinh đăng ký dự thi và các giám thị, cán bộ chấm thi, lực lượng hỗ trợ kỳ thi THPT quốc gia 2021 trong địa bàn tỉnh.

Ước tính có 13.600 thí sinh và gần 2.000 cán bộ phục vụ kỳ thi được xét nghiệm.

Do các điểm thi đang được chuẩn bị cho kỳ thi, địa điểm xét nghiệm được dời tới các địa điểm khác, tại các trường tiểu học trong địa bàn tỉnh.

Bình Dương có 25 điểm thi, trong đó có một điểm thi tại Trường THPT Tân Phước Khánh (thị xã Tân Uyên) nằm trong khu vực phong tỏa nên đã được dời tới địa điểm dự phòng là Trường THCS Chánh Nghĩa (Thủ Dầu Một).

Tại TP.HCM từ ngày 3/7, 155 điểm xét nghiệm Covid-19 do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP.HCM phối hợp cùng Sở Y tế TP.HCM đã đồng loạt tổ chức xét nghiệm cho gần 120.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên, thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1.

Kết quả xét nghiệm hơn 85.000 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 1, TP.HCM ghi nhận 18 mẫu gộp dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện, TP.HCM đang xét nghiệm mẫu đơn để xác định trong số mẫu gộp này có bao nhiêu thí sinh, cán bộ coi thi dương tính.

Khi xét nghiệm mẫu có dấu hiệu bất thường, ngành Y tế sẽ liên hệ thí sinh, cán bộ coi thi để xét nghiệm mẫu đơn. Những thí sinh còn lại được xem là có kết quả âm tính và đủ điều kiện tham gia kỳ thi.

Số thí sinh không đi lấy mẫu do ở các tỉnh, thành ngoài TP.HCM, các em được phép tự đi xét nghiệm Covid-19 tại các cơ sở y tế, lấy giấy chứng nhận nộp về điểm thi.

TP.HCM quy định kết quả xét nghiệm âm tính là điều kiện bắt buộc để thí sinh dự thi đợt 1. Khi đi thi, thí sinh chỉ cần trình giấy chứng nhận này và phiếu báo dự thi.

Những thí sinh không lấy mẫu, không nộp giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính về điểm thi (trước ngày 6/7) xem như không tham gia thi đợt 1, có thể đăng ký thi đợt 2.

Trước việc triển khai xét nghiệm phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT trên, PGS Lê Thị Anh Thư – Chủ tịch Hội kiểm soát nhiễm khuẩn TP.HCM cho biết, việc lấy mẫu xét nghiệm mở rộng cho thí sinh và chỉ thí sinh đủ điều kiện mới được thi đợt 1 để phòng chống dịch Covid-19. Nhưng thực tế, việc có giấy xét nghiệm âm tính chỉ có giá trị thời điểm khi xét nghiệm và trước khi xét nghiệm người đó chưa mắc bệnh. Còn sau xét nghiệm thì người có giấy âm tính vẫn có nguy cơ lây nhiễm virus bình thường. Giấy xét nghiệm âm tính không phải là "bùa" chống dịch để an toàn tham gia kỳ thi.

PGS Lê Thị Anh Thư lo ngại nhất là tại các điểm lấy mẫu đông đúc, vi phạm an toàn, khoảng cách, kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên lấy mẫu thì khả năng lây chéo rất cao.

Có giấy xét nghiệm COVID-19 vẫn phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K

Có giấy xét nghiệm COVID-19 vẫn phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K

Sau khi xét nghiệm, người dân không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, vẫn có khả năng nhiễm SARS-CoV-2 như bình thường

Tại TP.HCM, ngày 7/7 thi nhưng lấy mẫu từ ngày 3/7 nên những em đã âm tính của ngày 3/7 không thể khẳng định chắc là sẽ tiếp tục âm tính vào ngày 7/7. Bởi vì sau lấy mẫu nguy cơ nhiễm virus còn rất cao và các em thí sinh vẫn có thể nhiễm bệnh.

Trong khi đó, những em phát hiện dương tính vào ngày 3/7 lại có thể lây cho các em được lấy mẫu cùng lúc, cùng nơi. Khi phát hiện các em học sinh là F0 thì chúng ta lại phải đi tầm soát thêm các em đã đến lấy mẫu cùng thời gian đó, cùng địa điểm đó.

PGS Anh Thư cho rằng, lẽ ra thay vì lấy mẫu tầm soát như vậy, chúng ta dành nguồn lực đó mà tổ chức thi sao cho thật an toàn sẽ tốt hơn. Ví dụ như xếp chỗ đủ giãn cách, không cho các em thí sinh tiếp xúc nhau sau khi thi…

Vậy nên PGS Anh Thư nhấn mạnh, dù có âm tính thì điều quan trọng lâu dài trong khi chờ vắc xin đó là thực hiện 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Trong 5K này, có 2K rất quan trọng là Khoảng cách và Không tụ tập. Tuân thủ 5K này sẽ cần thiết hơn trong tình hình dịch hiện nay thay vì cả nghìn người xếp hàng chờ xét nghiệm mà không đủ đảm bảo giấy xét nghiệm có hiệu lực lâu dài.

Khánh Chi 

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !