Món quà 20/11 "độc nhất vô nhị" của cậu học trò năm ấy

15 năm trôi qua nhưng tôi vẫn không quên cậu bé cùng chai nước mắm tặng cô giáo ngày 20/11 năm ấy.

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo, người dân sống chủ yếu bằng trồng lúa. Bố mẹ tôi quanh năm một nắng hai sương trồng trọt trên cánh đồng, về nhà lại chăn nuôi cốt kiếm thêm thu nhập.

Để nuôi 4 anh em tôi ăn học, bố mẹ không dám ngơi nghỉ suốt mấy chục năm qua. Chúng tôi như được tiếp thêm động lực sống và vươn lên nhờ đôi bàn tay chai sạn của bố mẹ.

Bố thường nói tôi là con gái của hai nông dân – những người làm việc vất vả từ khi mặt trời mọc tới lúc mặt trời lặn nên phải nỗ lực học tập tốt để thoát khỏi “kiếp" nhà nông.

Những hình ảnh bố mẹ làm việc cực nhọc, áo ướt đẫm mồ hôi như vừa gặp trời mưa vẫn in sâu trong tâm trí tôi. Vậy nên từ thuở nhỏ tôi chỉ mong sau này học thật tốt, có một công việc ổn định để giúp đỡ bố mẹ.

Ngay từ những buổi đầu tiên cắp sách đến trường, được các thầy, các cô chỉ bảo ân cần, tôi thấy vui và hứng thú lạ thường. Tôi thích nghe giọng nói ấm áp mà thân tình, những cử chỉ ân cần của các thầy cô, thích cảm giác được làm chủ bục giảng... Thời gian trôi đi, tôi lớn lên với mong ước mình nhất định sẽ trở thành một cô giáo.

Vào năm học lớp 12, tôi chia sẻ mong ước của mình với bố. Bố tôi nói nghề giáo vất vả, lương lại thấp nên với sức học của mình, bố mẹ nghĩ tôi có thể chọn vào trường kinh tế. Suốt mấy tháng liền tôi trằn trọc suy nghĩ rồi lẳng lặng đăng ký vào khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm.

{keywords}
Ảnh minh họa

Tới khi biết chuyện, bố tôi nổi giận lôi đình, bố ném hết sách vở của tôi ra sân. Chưa bao giờ tôi thấy bố nổi giận như thế. Bố nói, với sự năng động, nhanh nhẹn bố tin tôi sẽ rất thành công ở lĩnh vực kinh doanh và hơn hết bố không muốn tôi thiệt thòi, vất vả.

Sau khi tôi giải thích hết nước hết cái thì bố tôi cũng chịu xuôi theo ý muốn của tôi. 18 tuổi tôi rời xa ngôi làng mà quanh năm mọi người chỉ biết đến gieo hạt, cấy cày để theo đuổi ước mơ làm cô giáo. Tôi chính thức thành cô sinh viên khoa Văn trường Sư phạm.

Đến bây giờ đã gần 20 năm đứng trên bục giảng tôi vô cùng thấm thía những gì bố lo lắng. Đúng, ngành sư phạm vất vả như làm dâu trăm họ, mỗi học sinh một tính cách,  nhất là khi làm công tác chủ nhiệm tôi phải hiểu từng em một để có những phương pháp giáo dục phù hợp.

Có những lần tôi đã khóc ngay tại lớp học vì học trò sai nhưng lại dùng những lời lẽ xúc phạm mình. Có những lần tôi không muốn đến trường vì bị phụ huynh gọi điện trách móc sao lại con họ điểm lại quá thấp... Nhưng dần dần tôi hiểu nghề mình nó thế, hơn ai hết mình phải hiểu và có những kỹ năng để những việc đáng tiếc đó không xảy ra.

Phần thưởng cho những hy sinh của tôi là có những học sinh thành đạt và tử tế, có em là bác sĩ của bệnh viện lớn, có em thành lập doanh nghiệp rất thành công…

Tôi còn nhớ, có một cậu học sinh mồ côi bố mẹ, ở với chú thím. Cậu bé đó thông minh lắm. Có một lần vào đúng ngày Nhà giáo Việt Nam cậu nhóc hớt hải đạp xe qua nhà tôi giọng ngại ngùng “cô ơi, sáng con thấy các bạn tặng hoa cho cô nhưng con không có tiền. Chú con muối nước mắm để bán, con vừa xin chú một chai để mang tặng cô”.

Tôi ôm chặt cậu bé vào lòng và cảm ơn. Cho đến giờ 15 năm trôi qua nhưng tôi vẫn không quên cậu bé cùng chai nước mắm năm ấy. Bây giờ cậu bé ấy đã là một bác sĩ nổi tiếng, có lần còn đưa cả gia đình về thăm tôi.

Thực tế hiện nay có một số ít phụ huynh hiểu sai ý nghĩa tặng quà cho thầy cô giáo nên chạy đua vật chất với mục đích nào đó. Những người giáo viên như chúng tôi chỉ muốn nhận những món quà đơn giản nhưng chứa đựng sự tôn trọng và tình cảm chân thành.

Hạnh phúc lớn nhất của những người làm nghề giáo như tôi là khoảnh khắc chứng kiến bọn trẻ thay đổi: từ bướng bỉnh, lười biếng trở nên ngoan ngoãn, từ người hay trêu đùa, đánh bạn thành hòa đồng, biết giúp đỡ người khác.... Món quà tri ân chúng tôi chờ mong từ học trò chỉ có thế, đơn giản, dung dị mà sóng sánh yêu thương.

Mặc dù tôi đã nếm trải đủ đắng, cay, mặn, ngọt của nghề giáo nhưng nếu được chọn lại tôi vẫn chọn công việc này, giống như lúc đầu tôi tự tin nói với bố rằng "con không sai khi chọn nghề sư phạm".

Bích Hương

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !